Đây là kết luận của các nhà khoa học ở đại học Tohoku (Nhật) trong một nghiên cứu xuất bản trên “Các báo cáo khoa học” của National Publishing Group giữa tháng một vừa qua. Nhóm nghiên cứu do Fumiya Maeda dẫn đầu đã sử dụng các thí nghiệm áp lực và nhiệt độ cao để mô phỏng sự hình thành các kim cương “siêu sâu” loại này.
Thông thường, hầu hết kim cương-bằng chứng cho sự tồn tại của carbon trong lòng Trái đất được hình thành quanh độ sâu 200km trong lòng đất. Vì vậy, các kim cương cực hiếm từ độ sâu 400km được gọi là “siêu sâu”.
|
Ảnh: Cấu trúc bên trong trái đất và vị trí các kim cương “siêu sâu” (Ảnh: Fumiya Maeda) |
(vỏ đại dương (chùm lạnh-cold plume hay oceanic plate) và vỏ lục địa (chùm nóng-hot plume hay continental plate) là 2 thành phần của các mảng kiến tạo trong lớp vỏ trái đất)
Các nhà nghiên cứu đang hy vọng các loại kim cương “siêu sâu” sẽ đưa ra những đầu mối mới về cấu trúc bên trong của Trái đất. Vì kim cương tự nhiên thường có lẫn hóa chất trong tinh thể của chúng và môi trường mà kim cương được hình thành. Độ cứng của kim cương cũng là do dính bụi hoặc các mảnh đất đá vụn khi được đưa lên mặt đất.
Tuy vậy, độ sâu thật sự và quá trình hình thành các kim cương loại này vẫn còn nhiều điều chưa rõ với các nhà khoa học. Các kết quả thí nghiệm trong nghiên cứu trên đã cho thấy kim cương siêu sâu có thể hình thành thông qua phản ứng của Magie-carbonate (MgCO3) và các khoáng chất silica trong các đĩa lạnh hay chùm lạnh sẽ giảm dần nhiệt độ khi xuống tới lớp nền của vỏ trái đất.
Hiện chưa có báo cáo chi tiết nào về sự hình thành kim cương thật ở độ sâu đến 400km trong lòng trái đất như miêu tả trong thí nghiệm trên.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng các thông tin thu được sẽ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về hành tinh xanh nên đã lên kế hoạch kết hợp mô hình thực nghiệm này với các phân tích và quan sát khác.