Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25/12 /2021.Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học. Một mục tiêu quan trọng đó là quan sát những thiên thể ở xa nhất trong Vũ trụ, vượt phạm vi khả năng nghiên cứu của các thiết bị mặt đất và kính viễn vọng không gian hiện tại.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shardha Jogee từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã truy lùng trong kho dữ liệu khổng lồ mà Kính viễn vọng không gian James Webb gửi về và xác định cùng lúc 6 quái vật vũ trụ chưa từng biết đến - những thiên hà rạng rỡ thuộc về thế giới cổ xưa, khi vũ trụ chỉ khoảng 25% tuổi đời hiện tại.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shardha Jogee từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã truy lùng trong kho dữ liệu khổng lồ mà Kính viễn vọng không gian James Webb gửi về và xác định cùng lúc 6 quái vật vũ trụ chưa từng biết đến - những thiên hà rạng rỡ thuộc về thế giới cổ xưa, khi vũ trụ chỉ khoảng 25% tuổi đời hiện tại.Đó là 6 thiên hà thuộc về vũ trụ sơ khai, tồn tại vào thời điểm trên dưới 10 tỉ năm trước và có thể đã hoàn toàn bị hủy hoại hay chỉ còn là một "xác khô" trong hiện tại.Các thiên hà này cách xa Trái Đất 8,4 tỉ đến 11 tỉ năm ánh sáng, thuộc nhóm những vật thể xa nhất mà nhân loại từng quan sát được, hiện ra rất rõ và rất sáng trong hình ảnh James Webb, cho thấy nó đã được quan sát vào thời điểm "thanh xuân".Khoảng cách 8,4-11 tỉ năm ánh sáng cũng đồng nghĩa ánh sáng mất chừng đó thời gian để đến với Trái Đất, vì vậy thứ chúng ta nhìn thấy là hình ảnh "xuyên không" từ quá khứ chứ không phải hình ảnh hiện tại của chúng.Rất có thể nhiều cái trong số đó đã không còn tồn tại, hoặc hiện nay đã chấm dứt hình thành sao từ lâu và trở thành một "xác khô", một bóng ma trong suốt và mờ ảo như một số "thiên hà ma quái" già cỗi từng được quan sát ở khoảng không gian gần hơn. Hình ảnh rõ nét đến nỗi các nhà khoa học tìm thấy cả những "thanh sao" - một dải dài được tạo ra bởi các ngôi sao, trải từ trung tâm thiên hà cho đến đĩa bên ngoài."Các thanh sao đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiến hóa thiên hà bằng cách phân phối lại khối lượng và động lượng một cách hiệu quả, điều khiển các dòng khí đi vào khu vực vòng tròn hạt nhân của thiên hà thông qua các mô-men xoắn và chấn động hấp dẫn" - giáo sư Jogee giải thích.Các thanh sao này như một chuyến tàu tốc hành vận chuyển nhiên liệu thô vào trung tâm thiên hà, giúp hình thành các ngôi sao mới với tốc độ nhanh hơn 10 đến 100 lần so với phần còn lại của thiên hà, ngoài ra giúp hình thành và nuôi dưỡng lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà.Các nhà khoa học đã lọc ra 6 quái vật vũ trụ sáng rõ này từ 348 vật thể sơ khai tiềm năng trong kho dữ liệu James Webb. Một số cái đã được kính viễn vọng xưa hơn 30 năm là Hubble tìm thấy, tuy nhiên không thấy được thanh sao do khả năng nhìn của Hubble thấp hơn James Webb rất nhiều.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25/12 /2021.
Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.
Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học. Một mục tiêu quan trọng đó là quan sát những thiên thể ở xa nhất trong Vũ trụ, vượt phạm vi khả năng nghiên cứu của các thiết bị mặt đất và kính viễn vọng không gian hiện tại.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shardha Jogee từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã truy lùng trong kho dữ liệu khổng lồ mà Kính viễn vọng không gian James Webb gửi về và xác định cùng lúc 6 quái vật vũ trụ chưa từng biết đến - những thiên hà rạng rỡ thuộc về thế giới cổ xưa, khi vũ trụ chỉ khoảng 25% tuổi đời hiện tại.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shardha Jogee từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã truy lùng trong kho dữ liệu khổng lồ mà Kính viễn vọng không gian James Webb gửi về và xác định cùng lúc 6 quái vật vũ trụ chưa từng biết đến - những thiên hà rạng rỡ thuộc về thế giới cổ xưa, khi vũ trụ chỉ khoảng 25% tuổi đời hiện tại.
Đó là 6 thiên hà thuộc về vũ trụ sơ khai, tồn tại vào thời điểm trên dưới 10 tỉ năm trước và có thể đã hoàn toàn bị hủy hoại hay chỉ còn là một "xác khô" trong hiện tại.
Các thiên hà này cách xa Trái Đất 8,4 tỉ đến 11 tỉ năm ánh sáng, thuộc nhóm những vật thể xa nhất mà nhân loại từng quan sát được, hiện ra rất rõ và rất sáng trong hình ảnh James Webb, cho thấy nó đã được quan sát vào thời điểm "thanh xuân".
Khoảng cách 8,4-11 tỉ năm ánh sáng cũng đồng nghĩa ánh sáng mất chừng đó thời gian để đến với Trái Đất, vì vậy thứ chúng ta nhìn thấy là hình ảnh "xuyên không" từ quá khứ chứ không phải hình ảnh hiện tại của chúng.
Rất có thể nhiều cái trong số đó đã không còn tồn tại, hoặc hiện nay đã chấm dứt hình thành sao từ lâu và trở thành một "xác khô", một bóng ma trong suốt và mờ ảo như một số "thiên hà ma quái" già cỗi từng được quan sát ở khoảng không gian gần hơn. Hình ảnh rõ nét đến nỗi các nhà khoa học tìm thấy cả những "thanh sao" - một dải dài được tạo ra bởi các ngôi sao, trải từ trung tâm thiên hà cho đến đĩa bên ngoài.
"Các thanh sao đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiến hóa thiên hà bằng cách phân phối lại khối lượng và động lượng một cách hiệu quả, điều khiển các dòng khí đi vào khu vực vòng tròn hạt nhân của thiên hà thông qua các mô-men xoắn và chấn động hấp dẫn" - giáo sư Jogee giải thích.
Các thanh sao này như một chuyến tàu tốc hành vận chuyển nhiên liệu thô vào trung tâm thiên hà, giúp hình thành các ngôi sao mới với tốc độ nhanh hơn 10 đến 100 lần so với phần còn lại của thiên hà, ngoài ra giúp hình thành và nuôi dưỡng lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà.
Các nhà khoa học đã lọc ra 6 quái vật vũ trụ sáng rõ này từ 348 vật thể sơ khai tiềm năng trong kho dữ liệu James Webb. Một số cái đã được kính viễn vọng xưa hơn 30 năm là Hubble tìm thấy, tuy nhiên không thấy được thanh sao do khả năng nhìn của Hubble thấp hơn James Webb rất nhiều.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.