10 bước để cứu điện thoại bị dính nước

Google News

Đừng bỏ qua những mẹo nhỏ hữu ích dưới đây nếu chẳng may điện thoại bị dính nước.

Việc đầu tiên tất nhiên cần làm khi điện thoại bị dính nước là đưa điện thoại ra khỏi chỗ bị dính nước càng sớm càng tốt. Thời gian dính nước càng lâu, thiệt hại càng nặng nề, cơ hội phục hồi càng thấp. Một khi đã cứu điện thoại ra khỏi nước, có một số việc bạn cần làm ngay lập tức để giảm thiếu tối đa những hư hại.
10 buoc de cuu dien thoai bi dinh nuoc
Không giống như cá, điện thoại dễ dàng bị hư hỏng khi rơi vào nước 


Những điều không nên làm
1. Không được bật nguồn điện thoại lên.
2. Không nhấn vào bất kỳ nút hoặc phím nào trên điện thoại.
3. Không lắc, máy hoặc đập điện thoại
4. Đừng tháo rời điện thoại ra. Điện thoại của bạn đi kèm với những chỉ dẫn tránh thiệt hại do chất lỏng (LDI - Liquid Damage Indicator). Vì khi tháo rời điện thoại ra, bạn sẽ làm mất hiệu lực của chính sách bảo hành. Hãy chỉ tháo rời điện thoại ra khi bạn là một người có đủ kiến thức và kinh nghiệm.
5. Không thổi vào điện thoại cho nó khô đi. Vì điều này có thể gây ra tác dụng ngược khiến nước xâm nhập sâu hơn vào các bộ phận nội bộ khác của điện thoại, khiến thiết bị hư hại nặng hơn.
6. Không làm hơ nóng nó lên (bao gồm cả việc sử dụng một máy sấy thổi vào hoặc dùng lò vi sóng).
10 buoc de cuu dien thoai bi dinh nuoc-Hinh-2
 Tháo rời pin, thẻ nhớ và SIM nếu điện thoại của bạn hỗ trợ làm điều này

11 bước để cứu chữa điện thoại bị hư hại do nước
1. Tắt nguồn điện thoại đi, nếu nó vẫn chưa bị sập nguồn.
2. Loại bỏ bất kỳ vỏ bảo vệ nào, loại bỏ thẻ SIM và thẻ nhớ microSD từ những khe cắm.
3. Mở nắp lưng điện thoại, tháo pin thiết bị nếu có thể và thẻ SIM (s), thẻ nhớ microSD nếu bạn có thể (lưu ý rằng điều này sẽ không áp dụng được với tất cả các mẫu điện thoại vì một số thiết bị sử dụng pin liền).
4. Sử dụng một miếng vải, ống tay áo hoặc khăn giấy để lau khô điện thoại của bạn. Tránh làm chất lỏng lan ra xung quanh, bởi vì điều đó có thể đẩy chất lỏng thâm nhập sâu hơn vào các chi tiết trên điện thoại.
5. Nếu thiết bị bị ngâm nước nặng nề, bạn có thể sử dụng một máy hút chân không để cẩn thận hút nước bị mắc kẹt ra khỏi các khe kẽ nếu việc làm khô nước ở những vị trí đó là khó khăn. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ bộ phận nhỏ, chẳng hạn như thẻ nhớ microSD, thẻ SIM, hoặc pin là đã được tháo ra trước khi sử dụng máy hút chân không.
10 buoc de cuu dien thoai bi dinh nuoc-Hinh-3
 Bạn có thể mua loại túi có khả năng hút ẩm cho điện thoại.
6. Cho điện thoại trong một túi ziplock và bỏ một thùng gạo. Gạo có khả năng hút ẩm rất tốt, đồng nghĩa với khả năng hấp thụ chất lỏng. Đây là phương pháp phổ biến để làm khô điện thoại thông minh cũng như máy tính bảng. Bạn cũng có thể mua riêng loại túi hút ẩm có khả năng làm khô điện thoại, điều này có giá trị nếu bạn là người vụng về. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh nhất đó là thời gian là điều cốt lõi, do đó nên bỏ điện thoại của bạn ngâm trong thùng gạo càng sớm càng tốt.
7. Hãy để điện thoại của bạn khô trong đó từ 1 đến 2 ngày. Đừng bị cám dỗ để lôi nó ra thử bật lên xem khả năng hoạt động của nó. Đặt thẻ SIM của bạn trong một điện thoại cũ, hoặc hỏi bạn bè hoặc gia đình nếu họ có một phụ tùng mà bạn có thể vay mượn nếu có "bất trắc" gì xảy ra.
8. Sau một vài ngày, bạn có thể loại bỏ điện thoại ra khỏi thùng gạo, lắp pin vào và bật điện thoại.
9. Nếu điện thoại của bạn bật nguồn mà không lên, hãy thử sạc nó. Nếu sạc không vào, hãy nghĩ đến tình huống pin có thể bị hư hỏng. Bạn hãy thử sử dụng một pin thay thế, hoặc xem xét mang điện thoại thông minh của bạn đến một cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra bởi một nhân viên chuyên nghiệp.
10 buoc de cuu dien thoai bi dinh nuoc-Hinh-4
Một số mẫu điện thoại như Galaxy S7 Edge có khả năng chống nước và chống bụi khá tốt. 
10. Nếu điện thoại bật nguồn lên được và vẫn hoạt động được. Hãy theo dõi trong vài ngày tới để xem có xuất hiện bất kỳ hoạt động nào bất thường không. Bật một số bản nhạc để kiểm tra loa và đảm bảo màn hình cảm ứng vẫn đáp ứng với những tác động vào màn hình.
Trong tương lai, tránh dùng điện thoại khi đến gần khu vực dễ xảy ra "tai nạn" dính nước như hồ bơi, phòng tắm hoặc nấu ăn vì may mắn thường không đến lần thứ 2.
Mời độc giả xem video mẹo phòng tránh điện thoại bị phát nổ (nguồn  VTC14): 

Theo Hải An/Xahoithongtin

>> xem thêm

Bình luận(0)