Nằm phía bắc núi Ly Sơn và cách thành phố Tây An (Trung Quốc) 50 km về phía đông, Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cùng các chiến binh đất nung được UNESCO liệt kê là di sản thế giới. Theo Ancient Origins, khoảng 700.000 người tham gia vào việc xây dựng công trình trong suốt 38 năm. Lăng mộ hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Ảnh: China Daily.Dù đã được phát hiện và khai quật một phần, nơi đây vẫn nằm trong danh sách cấm du khách. Một phần do công nghệ hiện nay chưa thể giúp xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất cũng như bảo quản hiện vật khai quật nên Trung Quốc vẫn đóng cửa lăng mộ. Phần vì những vật phẩm giá trị về mặt lịch sử khiến nơi đây luôn được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: China Daily.Ấn Độ sở hữu chủ quyền đối với đảo North Sentinel nhưng những người dân trên đảo thậm chí chẳng biết "Ấn Độ" là gì. Thực tế, hòn đảo là nơi cư trú của khoảng 50-400 người. Họ hoàn toàn không chào đón những vị khách đến từ thế giới bên ngoài. Kết cục của những người lạ rất bi thảm. Nhiều người bị đốt và ném đá đến chết. Sau nhiều lần thất bại trong việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cư dân trên đảo, chính phủ Ấn Độ cuối cùng cũng phải rời xa nơi này. Ảnh: Cool interesting stuff.Tất cả các cuộc viếng thăm đến đảo North Sentinel đều bị cấm. Hải quân Ấn Độ thiết lập vùng cấm 4,8 km, ngăn khách du lịch, nhà thám hiểm và những người tò mò. Thỉnh thoảng, vài cuộc gặp gỡ tình cờ vẫn xảy ra nhưng không ai trong số họ có kết cục tốt đẹp. Người ta hoặc trở về từ đảo với thương tích và sợ hãi, hoặc không bao giờ quay lại. Ảnh: North Sentinel Island.Tọa lạc ở ngoài khơi phía tây bắc của đảo Kyushu, đảo Okinoshima từng là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Nhật Bản từ thời cổ đại. Theo truyền thống, hòn đảo được coi là vùng đất linh thiêng của thần đạo và cấm phụ nữ. Trước đây, mỗi năm, chỉ 200 du khách nam được phép tiếp cận Okinoshima. Trước khi lên đảo, họ phải tắm khỏa thân trên biển để tẩy tịnh trước khi đến thăm ngôi đền. Ảnh: Japan Times.Năm 2017, UNESCO công nhận Okinoshima là di sản thế giới. Tuy nhiên, theo người đại diện của đền Munakata Taisha, ngôi đền sở hữu hòn đảo, họ quyết định cấm toàn bộ người ngoài đến đây từ năm 2018, trừ các đạo sư để bảo vệ hòn đảo khỏi sự xâm hại. Các nhà khoa học được phép tới đây nhằm mục đích nghiên cứu và bảo tồn. Ảnh: Japan Times.Với chiều dài khoảng 7 km và chiều ngang chưa đến 2 km, đảo Boracay không chỉ là thiên đường biển đảo của Philippines mà còn là một trong 10 bãi biển đẹp nhất châu Á và nằm trong top 25 của thế giới. Đến với Boracay, du khách có thể thả mình vào làn nước trong veo của biển, nằm dài trên bãi cát trắng mịn, ru mình dưới ánh nắng vàng bên những rặng dừa xanh yên ả. Ảnh: Hồng Anh.Tuy nhiên, hồi tháng 4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đóng cửa hòn đảo này trong 6 tháng sau những quan ngại về ô nhiễm. Trước đó, Boracay cũng đóng cửa vào hồi tháng 2, khi vị tổng thống nước này yêu cầu đóng cửa 500 khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác liên quan đến du lịch. Động thái này liên quan đến các cáo buộc đổ thẳng chất thải xuống biển. Những sai phạm liên tiếp làm tăng tỷ lệ vi khuẩn coliform, tác nhân gây hại trong hệ tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Ảnh: Shutterstock.Với làn nước xanh trong và bờ cát trắng, vịnh Maya trên đảo Koh Phi Phi trở thành điểm đến nổi tiếng sau bộ phim The Beach của nam tài tử Leo DiCaprio. Tuy nhiên, tháng 10 vừa qua, các nhà chức trách Thái Lan đã thông báo đóng cửa địa điểm du lịch này vô thời hạn để khắc phục vấn đề môi trường. Trước đó 4 tháng, vịnh Maya đã nhận lệnh đóng cửa có thời hạn vì xói lở bờ biển dưới áp lực của hàng nghìn du khách đến đây mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan từ chối du khách. Năm 2016, Bộ Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan đã ban hành lệnh cấm với các hòn đảo như Koh Khai Nok, Koh Khai Nui và Koh Khai Nai. Theo đó, mọi hoạt động du lịch xung quanh các rạn san hô gần ba hòn đảo và ngoài khơi bờ biển phía đông của Phuket phải dừng lại. Điều này bao gồm việc bỏ các cơ sở du lịch, nhà hàng và dãy ghế trên bãi biển. Ảnh: Shutterstock.
Nằm phía bắc núi Ly Sơn và cách thành phố Tây An (Trung Quốc) 50 km về phía đông, Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cùng các chiến binh đất nung được UNESCO liệt kê là di sản thế giới. Theo Ancient Origins, khoảng 700.000 người tham gia vào việc xây dựng công trình trong suốt 38 năm. Lăng mộ hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Ảnh: China Daily.
Dù đã được phát hiện và khai quật một phần, nơi đây vẫn nằm trong danh sách cấm du khách. Một phần do công nghệ hiện nay chưa thể giúp xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất cũng như bảo quản hiện vật khai quật nên Trung Quốc vẫn đóng cửa lăng mộ. Phần vì những vật phẩm giá trị về mặt lịch sử khiến nơi đây luôn được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: China Daily.
Ấn Độ sở hữu chủ quyền đối với đảo North Sentinel nhưng những người dân trên đảo thậm chí chẳng biết "Ấn Độ" là gì. Thực tế, hòn đảo là nơi cư trú của khoảng 50-400 người. Họ hoàn toàn không chào đón những vị khách đến từ thế giới bên ngoài. Kết cục của những người lạ rất bi thảm. Nhiều người bị đốt và ném đá đến chết. Sau nhiều lần thất bại trong việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cư dân trên đảo, chính phủ Ấn Độ cuối cùng cũng phải rời xa nơi này. Ảnh: Cool interesting stuff.
Tất cả các cuộc viếng thăm đến đảo North Sentinel đều bị cấm. Hải quân Ấn Độ thiết lập vùng cấm 4,8 km, ngăn khách du lịch, nhà thám hiểm và những người tò mò. Thỉnh thoảng, vài cuộc gặp gỡ tình cờ vẫn xảy ra nhưng không ai trong số họ có kết cục tốt đẹp. Người ta hoặc trở về từ đảo với thương tích và sợ hãi, hoặc không bao giờ quay lại. Ảnh: North Sentinel Island.
Tọa lạc ở ngoài khơi phía tây bắc của đảo Kyushu, đảo Okinoshima từng là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Nhật Bản từ thời cổ đại. Theo truyền thống, hòn đảo được coi là vùng đất linh thiêng của thần đạo và cấm phụ nữ. Trước đây, mỗi năm, chỉ 200 du khách nam được phép tiếp cận Okinoshima. Trước khi lên đảo, họ phải tắm khỏa thân trên biển để tẩy tịnh trước khi đến thăm ngôi đền. Ảnh: Japan Times.
Năm 2017, UNESCO công nhận Okinoshima là di sản thế giới. Tuy nhiên, theo người đại diện của đền Munakata Taisha, ngôi đền sở hữu hòn đảo, họ quyết định cấm toàn bộ người ngoài đến đây từ năm 2018, trừ các đạo sư để bảo vệ hòn đảo khỏi sự xâm hại. Các nhà khoa học được phép tới đây nhằm mục đích nghiên cứu và bảo tồn. Ảnh: Japan Times.
Với chiều dài khoảng 7 km và chiều ngang chưa đến 2 km, đảo Boracay không chỉ là thiên đường biển đảo của Philippines mà còn là một trong 10 bãi biển đẹp nhất châu Á và nằm trong top 25 của thế giới. Đến với Boracay, du khách có thể thả mình vào làn nước trong veo của biển, nằm dài trên bãi cát trắng mịn, ru mình dưới ánh nắng vàng bên những rặng dừa xanh yên ả. Ảnh: Hồng Anh.
Tuy nhiên, hồi tháng 4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đóng cửa hòn đảo này trong 6 tháng sau những quan ngại về ô nhiễm. Trước đó, Boracay cũng đóng cửa vào hồi tháng 2, khi vị tổng thống nước này yêu cầu đóng cửa 500 khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác liên quan đến du lịch. Động thái này liên quan đến các cáo buộc đổ thẳng chất thải xuống biển. Những sai phạm liên tiếp làm tăng tỷ lệ vi khuẩn coliform, tác nhân gây hại trong hệ tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Ảnh: Shutterstock.
Với làn nước xanh trong và bờ cát trắng, vịnh Maya trên đảo Koh Phi Phi trở thành điểm đến nổi tiếng sau bộ phim The Beach của nam tài tử Leo DiCaprio. Tuy nhiên, tháng 10 vừa qua, các nhà chức trách Thái Lan đã thông báo đóng cửa địa điểm du lịch này vô thời hạn để khắc phục vấn đề môi trường. Trước đó 4 tháng, vịnh Maya đã nhận lệnh đóng cửa có thời hạn vì xói lở bờ biển dưới áp lực của hàng nghìn du khách đến đây mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.
Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan từ chối du khách. Năm 2016, Bộ Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan đã ban hành lệnh cấm với các hòn đảo như Koh Khai Nok, Koh Khai Nui và Koh Khai Nai. Theo đó, mọi hoạt động du lịch xung quanh các rạn san hô gần ba hòn đảo và ngoài khơi bờ biển phía đông của Phuket phải dừng lại. Điều này bao gồm việc bỏ các cơ sở du lịch, nhà hàng và dãy ghế trên bãi biển. Ảnh: Shutterstock.