Ở Trung Quốc thời phong kiến, cung nữ vào cung hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung từ khi 13 - 14 tuổi. Ngay từ khi nhập cung làm cung nữ, họ được dạy dỗ nhiều quy định về việc ăn uống, đi lại, cách chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của chủ nhân...Ngoài phục vụ, hầu hạ chủ nhân, cung nữ trẻ tuổi còn phải phục vụ, chăm sóc cung nữ già, có địa cao trong cung. Nếu không phạm bất cứ sai lầm nào cũng như không được hoàng đế sủng hạnh hoặc ra lệnh đặc biệt, cung nữ có thể xuất cung khi 25 tuổi.Nhiều người cứ nghĩ sau khi xuất cung, cung nữ sẽ có cuộc sống tự do, tìm một người đàn ông tốt để kết hôn, sinh con và có gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, trên thực tế, tương lai sau khi rời hoàng cung của cung nữ càng khó khăn, khổ cực hơn.Bởi lẽ, cung nữ không dám kết hôn, sống cả đời còn lại trong sự cô đơn, buồn bã và khó hòa nhập với xã hội bên ngoài. Nguyên nhân khiến họ không dám lấy chồng là vì một vài lý do.Đầu tiên là khi rời cung, cung nữ đã ngoài 25 tuổi - độ tuổi được xem là quá lứa lỡ thì do phụ nữ thời đó thường kết hôn khi khoảng 13 - 14 tuổi.Ngay cả khi may mắn tìm được một người đàn ông để kết hôn, cung nữ chỉ có thể trở thành tiểu thiếp (vợ lẽ). Cuộc sống của vợ lẽ không hề thoải mái, sung sướng khi họ thường bị chính thất (vợ cả) chèn ép, sỉ nhục, coi thường hoặc hứng chịu nhiều kiểu đánh ghen đáng sợ.Lý do tiếp theo là cung nữ sau khi rời cung thường có sức khỏe không tốt, khó có con. Điều này xuất phát từ việc họ làm việc cực nhọc mỗi ngày khi ở hoàng cung. Ngay cả khi bị ốm, họ cũng hầu như không thể đi khám bệnh, được uống thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ.Tiếp đến, cung nữ phải chú ý từng lời nói, hành động để không phạm lỗi. Nếu phạm lỗi thì họ sẽ bị chủ nhân trừng phạt, nhẹ thì phạt quỳ, đánh và nặng thì có thể mất mạng.Sau hơn 10 năm làm việc trong cung và luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi, thể chất và tinh thần của cung nữ đều giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Vào thời phong kiến, phụ nữ không sinh được con thường bị chồng và gia đình nhà chồng chê trách, chửi bới, đánh đập... Do đó, nhiều cung nữ lựa chọn sống cô đơn tới già. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, cung nữ vào cung hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung từ khi 13 - 14 tuổi. Ngay từ khi nhập cung làm cung nữ, họ được dạy dỗ nhiều quy định về việc ăn uống, đi lại, cách chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của chủ nhân...
Ngoài phục vụ, hầu hạ chủ nhân, cung nữ trẻ tuổi còn phải phục vụ, chăm sóc cung nữ già, có địa cao trong cung. Nếu không phạm bất cứ sai lầm nào cũng như không được hoàng đế sủng hạnh hoặc ra lệnh đặc biệt, cung nữ có thể xuất cung khi 25 tuổi.
Nhiều người cứ nghĩ sau khi xuất cung, cung nữ sẽ có cuộc sống tự do, tìm một người đàn ông tốt để kết hôn, sinh con và có gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, trên thực tế, tương lai sau khi rời hoàng cung của cung nữ càng khó khăn, khổ cực hơn.
Bởi lẽ, cung nữ không dám kết hôn, sống cả đời còn lại trong sự cô đơn, buồn bã và khó hòa nhập với xã hội bên ngoài. Nguyên nhân khiến họ không dám lấy chồng là vì một vài lý do.
Đầu tiên là khi rời cung, cung nữ đã ngoài 25 tuổi - độ tuổi được xem là quá lứa lỡ thì do phụ nữ thời đó thường kết hôn khi khoảng 13 - 14 tuổi.
Ngay cả khi may mắn tìm được một người đàn ông để kết hôn, cung nữ chỉ có thể trở thành tiểu thiếp (vợ lẽ). Cuộc sống của vợ lẽ không hề thoải mái, sung sướng khi họ thường bị chính thất (vợ cả) chèn ép, sỉ nhục, coi thường hoặc hứng chịu nhiều kiểu đánh ghen đáng sợ.
Lý do tiếp theo là cung nữ sau khi rời cung thường có sức khỏe không tốt, khó có con. Điều này xuất phát từ việc họ làm việc cực nhọc mỗi ngày khi ở hoàng cung. Ngay cả khi bị ốm, họ cũng hầu như không thể đi khám bệnh, được uống thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ.
Tiếp đến, cung nữ phải chú ý từng lời nói, hành động để không phạm lỗi. Nếu phạm lỗi thì họ sẽ bị chủ nhân trừng phạt, nhẹ thì phạt quỳ, đánh và nặng thì có thể mất mạng.
Sau hơn 10 năm làm việc trong cung và luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi, thể chất và tinh thần của cung nữ đều giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Vào thời phong kiến, phụ nữ không sinh được con thường bị chồng và gia đình nhà chồng chê trách, chửi bới, đánh đập... Do đó, nhiều cung nữ lựa chọn sống cô đơn tới già. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.