Rồng trong văn hóa Trung Quốc
Trong văn hóa Trung Quốc, rồng là một loài vật linh thiêng và có nhiều truyền thuyết về rồng nổi tiếng gắn liền với những điều thú vị. Theo đó, người dân Trung Quốc lưu truyền các truyền thuyết về rồng 4 móng và rồng 5 móng. Hình ảnh loài rồng thường xuyên gắn với sự uy nghi của các hoàng đế cổ đại Trung Quốc trên ngai vàng và trang phục.
Rồng là loài vật thỏa sức bay lượn giữa trời và đất, hô phong hoán vũ. Rồng cũng là biểu tượng của sự nhân từ và quyền lực tối cao nên được dùng để đại diện cho hoàng đế. Chính vì vậy, hình ảnh rồng cũng xuất hiện trong các công trình kiến trúc, văn hóa, thơ ca...
Rồng xanh Hungary
Trong các câu chuyện cổ, rồng xanh Hungary hay còn gọi là rồng Châu Âu thường xuất hiện ở Hungary. Chúng được miêu tả cao khoảng 16m, có sải cánh từ 10 - 15m. Loài rồng này có khả năng tiết ra một luồng khói độc để giết chết kẻ thù vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù luồng khói độc của rồng xanh Hungary có thể giết chết người nhưng nó cũng có thể được dùng để chữa bệnh. Theo đó, các phù thủy sử dụng luồng khói đó để làm thuốc trị độc.
Theo lời kể, rồng xanh Hungary rất thích ăn bọ cạp. Ngoài ra, chúng còn có thể ăn thịt người tuyết ở Châu Á. Người dân sống trên vùng núi Himalaya quan niệm rằng, hàng năm, rồng xanh Hungary thường bay về Châu Á để tìm kiếm thức ăn khi mùa đông đến. Người ta còn lưu truyền giai thoại nếu người nào ăn tim của rồng xanh Hungary có thể trường sinh bất lão hay dùng máu của chúng để điều trị vết thương. Da và xương của chúng vô cùng rắn chắc nên có thể làm thành bộ giáp.
Yamata No Orochi
Quái vật Yamata No Oroch của Nhật Bản được miêu tả là gồm có 8 đầu rồng - sinh vật huyền thoại cũng vay mượn nhiều đặc điểm của loài rắn. Tuy nhiên, sinh vật tưởng tượng này của người Nhật Bản cũng được miêu tả là quái vật có 8 đầu rắn và 8 cái đuôi.
Theo các giai thoại, Yamata no Orochi có kích thước vô cùng to lớn, có thể ngang ngửa với 8 quả đồi và 8 thung lũng. Kojiki - cuốn biên niên sử đầu tiên của Nhật Bản được biên soạn vào thế kỷ VIII - chứa những ghi chép đầu tiên về sinh vật bí ẩn này.
Trong thần đạo Shinto, Susanoo là vị thần của đại dương và bão tố chính là người đã tiêu diệt quái vật Yamata no Orochi. Hình ảnh về cuộc chiến giữa thần Susanoo với quái vật Yamata no Orochi được khắc họa thông qua nhiều tranh khắc gỗ dân gian của Nhật Bản.