Tướng Tông Đản tên đầy đủ là Nùng Tông Đản, sau này một số sử liệu gọi là Tôn Đản. Lý do vì lệ kỵ húy thời Nguyễn. Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, nên, những nhân vật lịch sử trước đó có tên hoặc hiệu hay tự là Tông đều phải đổi thành Tôn.Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng).Năm 1072, thấy vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống liền chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Năm 1074, Tống Thần Tông xây dựng căn cứ quân sự ở ba châu Ung, Khâm, Liêm; đồng thời lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp cùng một lúc tấn công cả hai phía Nam và Bắc nước ta.Với kế sách đánh thẳng vào quân địch, cuối năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tướng chỉ huy phần bộ binh, chủ động đưa quân đánh qua Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu ngay trên đất Tống.Đây là cuộc tấn công hết sức táo bạo, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến nguy hại vận mệnh quốc gia. Ung châu, Khâm châu và Khiêm châu lại ở cách biệt nhau, cho nên vai trò độc lập tác chiến là rất quan trọng.Lý Thường Kiệt đã tin cậy giao phó nhiệm vụ tiêu diệt Châu Ung cho Tông Đản, đánh Châu Khảm và Châu Liêm do đích thân ông đảm trách.Nhận được mệnh lệnh tiến đánh Ung Châu, Tông Đản đã nhanh chóng họp các tướng, hoạch định kế sách tiến công.Ông chủ động đánh trại Cổ Vạn - một tiền đồn của thành Ung Châu. Đây là đòn thử khả năng tác chiến của quân binh Tống đồng thời nhử địch ra khỏi thành Ung Châu. Tướng Tống đã mắc mưu Tông Đản, điều quân từ trong thành tăng cường xuống các trạm đồn trú nơi biên giới.Thấy rõ thời cơ đó, Tông Đản cho quân bộ binh đồng loạt tiến công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình... của nhà Tống đều nhanh chóng bị đánh chiếm.Các trại đồn trú đồng thời là những tấm lá chắn cho thành Ung Châu bị xé toang. Kế sách điều chủ lực của địch ra khỏi thành trì để tiêu diệt là một cao kế của Tông Đản. Đặc biệt, sách lược này còn có tác dụng đánh lạc hướng giúp cho đại quân của Lý Thường Kiệt hành binh.Trong khi các tướng Tống lo sợ và chăm chú phòng bị đối phó với cánh quân của Tông Đản, Lý Thường Kiệt bất ngờ xuất kích. Ngày 20/11/1075, đại binh Đại Việt ồ ạt đánh vào thành Khâm Châu, ba ngày sau, thành Liêm Châu cũng bị đại quân Đại Việt triệt hạ.Ngay sau khi đánh tan tác quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Lý Thường Kiệt lệnh vượt dãy Thập Vạn Đại Sơn hợp sức tiến đánh thành Ung Châu từ phía Đông Nam.Cuộc chiến thành Ung Châu đã diễn ra rất ác liệt. Xác định cuộc chiến không thể kéo dài, phải hạ thành Ung Châu nhanh để toàn quân rút về Đại Việt, Lý Thường Kiệt, Tông Đản đã dùng kế thổ công.Hai ông lệnh cho quân xúc đất đổ vào bao xếp vào tận tới mặt thành. Quân Đại Việt ào ào tiến vào như nước vỡ bờ. Thành Ung Châu bị hạ gây chấn động Tống triều.Trong chiến dịch triệt hạ thành Ung Châu, các đạo quân do Tông Đản chỉ huy đã chiến đấu vô cùng anh dũng và góp lên sức mạnh quyết định của chiến thắng. Các tướng Tống nghe danh Tông Đản đều bạt vía kinh hồn.Sau thắng lợi này vua Lý phong Lý Thường Kiệt làm Điện tiền nguyên súy Phục quốc Thái úy và phong Nùng Tông Đản chức Lang Trung tướng quân. Để vinh danh công lao của hai ông, Hà Nội ngày nay có đường Lý Thường Kiệt và Tông Đản.Mời độc giả xem video:Người đàn ông bị phạt 5 triệu vì lên mạng xúc phạm lực lượng chống dịch. Nguồn: ANTV.
Tướng Tông Đản tên đầy đủ là Nùng Tông Đản, sau này một số sử liệu gọi là Tôn Đản. Lý do vì lệ kỵ húy thời Nguyễn. Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, nên, những nhân vật lịch sử trước đó có tên hoặc hiệu hay tự là Tông đều phải đổi thành Tôn.
Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng).
Năm 1072, thấy vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống liền chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Năm 1074, Tống Thần Tông xây dựng căn cứ quân sự ở ba châu Ung, Khâm, Liêm; đồng thời lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp cùng một lúc tấn công cả hai phía Nam và Bắc nước ta.
Với kế sách đánh thẳng vào quân địch, cuối năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tướng chỉ huy phần bộ binh, chủ động đưa quân đánh qua Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu ngay trên đất Tống.
Đây là cuộc tấn công hết sức táo bạo, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến nguy hại vận mệnh quốc gia. Ung châu, Khâm châu và Khiêm châu lại ở cách biệt nhau, cho nên vai trò độc lập tác chiến là rất quan trọng.
Lý Thường Kiệt đã tin cậy giao phó nhiệm vụ tiêu diệt Châu Ung cho Tông Đản, đánh Châu Khảm và Châu Liêm do đích thân ông đảm trách.
Nhận được mệnh lệnh tiến đánh Ung Châu, Tông Đản đã nhanh chóng họp các tướng, hoạch định kế sách tiến công.
Ông chủ động đánh trại Cổ Vạn - một tiền đồn của thành Ung Châu. Đây là đòn thử khả năng tác chiến của quân binh Tống đồng thời nhử địch ra khỏi thành Ung Châu. Tướng Tống đã mắc mưu Tông Đản, điều quân từ trong thành tăng cường xuống các trạm đồn trú nơi biên giới.
Thấy rõ thời cơ đó, Tông Đản cho quân bộ binh đồng loạt tiến công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình... của nhà Tống đều nhanh chóng bị đánh chiếm.
Các trại đồn trú đồng thời là những tấm lá chắn cho thành Ung Châu bị xé toang. Kế sách điều chủ lực của địch ra khỏi thành trì để tiêu diệt là một cao kế của Tông Đản. Đặc biệt, sách lược này còn có tác dụng đánh lạc hướng giúp cho đại quân của Lý Thường Kiệt hành binh.
Trong khi các tướng Tống lo sợ và chăm chú phòng bị đối phó với cánh quân của Tông Đản, Lý Thường Kiệt bất ngờ xuất kích. Ngày 20/11/1075, đại binh Đại Việt ồ ạt đánh vào thành Khâm Châu, ba ngày sau, thành Liêm Châu cũng bị đại quân Đại Việt triệt hạ.
Ngay sau khi đánh tan tác quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Lý Thường Kiệt lệnh vượt dãy Thập Vạn Đại Sơn hợp sức tiến đánh thành Ung Châu từ phía Đông Nam.
Cuộc chiến thành Ung Châu đã diễn ra rất ác liệt. Xác định cuộc chiến không thể kéo dài, phải hạ thành Ung Châu nhanh để toàn quân rút về Đại Việt, Lý Thường Kiệt, Tông Đản đã dùng kế thổ công.
Hai ông lệnh cho quân xúc đất đổ vào bao xếp vào tận tới mặt thành. Quân Đại Việt ào ào tiến vào như nước vỡ bờ. Thành Ung Châu bị hạ gây chấn động Tống triều.
Trong chiến dịch triệt hạ thành Ung Châu, các đạo quân do Tông Đản chỉ huy đã chiến đấu vô cùng anh dũng và góp lên sức mạnh quyết định của chiến thắng. Các tướng Tống nghe danh Tông Đản đều bạt vía kinh hồn.
Sau thắng lợi này vua Lý phong Lý Thường Kiệt làm Điện tiền nguyên súy Phục quốc Thái úy và phong Nùng Tông Đản chức Lang Trung tướng quân. Để vinh danh công lao của hai ông, Hà Nội ngày nay có đường Lý Thường Kiệt và Tông Đản.
Mời độc giả xem video:Người đàn ông bị phạt 5 triệu vì lên mạng xúc phạm lực lượng chống dịch. Nguồn: ANTV.