Thế nhưng người mến mộ người tài nhất, có lẽ là Gia Cát Lượng chứ không phải ba vị ấy.
Tiến cử Bàng Thống
Có hai ví dụ điển hình chứng minh nhận định này, một trong số đó là việc tiến cử Bàng Thống. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Cả Bàng Thống và Gia Cát Lượng đều nổi danh, đương thời khi Từ Thứ từ biệt Lưu Bị đã tiến cử Gia Cát Lượng, mà Gia Cát Lượng lại rộng lượng tiến cử Bàng Thống. Điều này khiến mọi người không thể nào không bội phục, vì dù sao Bàng Thống vẫn còn có một chút tâm đố kỵ nên sẽ ảnh hưởng đến vị trí của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng ở bờ sông, người mặc áo của Đạo, đội mũ trúc, đi giày lụa màu đen. Bỗng nhiên ai đó lấy một tay kéo Khổng Minh rồi cười to rằng: “Ông làm Chu Lang tức điên lên, sao lại đến viếng tang, Minh khinh Đông Ngô này không có người rồi”. Khổng Minh vội vàng nhìn người đó, ra là Bàng Thống tiên sinh hiệu Phượng Sồ. Khổng Minh cũng cười to. Hai người dắt nhau lên thuyền tâm sự. Khổng Minh đưa cho Thống một phong thư, dặn rằng: “Tôi liệu tính, Tôn Trọng Mưu chắc không trọng dụng ông đủ. Nếu có điều không như ý, có thể đến Kinh Châu cùng phò tá Huyền Đức, sẽ không phụ những sở học của ông lúc bình sinh”. Thống cho phép từ biệt, sau đó Khổng Minh về Kinh Châu.
Sau này Bàng Thống chết cũng là do ông đố kỵ tài năng của Gia Cát Lượng, mà tấm lòng của Gia Cát Lượng lại rộng rãi, khoáng đạt.
Trọng dụng Nguỵ Diên
Nguỵ Diên là người có tướng phản phúc. Gia Cát Lượng biết hắn có tâm tạo phản, ông không những không giết mà lại mến tiếc tài năng của Diên. Sau này giết Nguỵ Diên cũng là không còn cách nào khác.
Khương Duy vào trướng, thấy Khổng Minh đang xõa tóc cầm kiếm, đạp sao Thiên Cương bước lên sao Đẩu, trấn áp tướng tinh. Đột nhiên nghe thấy bên ngoài doanh trại có tiếng hét lớn, Duy định nhờ người ra hỏi thì Nguỵ Diên bước vào như bay rồi nói: “Quân Ngụy đến rồi!”, không ngờ ngọn đèn chính tắt mất. Khổng Minh vứt kiếm mà than rằng: “Sinh tử có mệnh, không thể cầu mà giải trừ!”. Nguỵ Diên hoảng sợ, quỳ xuống đất thỉnh tội; Khương Duy cầm kiếm toan giết Nguỵ Diên.
Khương Duy thấy Nguỵ Diên làm tắt đèn, trong tâm phẫn nộ, rút kiếm muốn giết y. Khổng Minh can ngăn nói rằng: “Có lẽ mệnh của ta sắp tuyệt, không phải lỗi của Văn Trường”, Duy mới thu kiếm. Khổng Minh thổ ra vài cục máu, nằm trên giường gọi Nguỵ Diên đến bảo: “Đó là Tư Mã Ý biết ta có bệnh, cho nên sai người đến thám thính thực hư. Ngươi có thể nhanh chóng ra nghênh địch”. Nguỵ Diên vâng lệnh, ra khỏi trướng rồi lên ngựa, dẫn binh xuất trại. Hạ Hầu Bá thấy Nguỵ Diên, sợ quá nên dẫn binh rút chạy. Diên truy kích hơn 20 dặm mới quay về. Khổng Minh lệnh Nguỵ Diên về bản trại để trấn thủ.
Ông lại gọi Mã Đại vào trướng, nói nhỏ vào tai, lấy mật kế đưa cho Đại và dặn rằng: “Sau khi ta chết, người có thể theo kế này mà làm”. Đại lĩnh kế đi ra.
Thực ra, Gia Cát Lượng đã biết được đạo lý: “Không có lực vãn hồi thiên mệnh”. Ông bố trí bảy ngọn đèn sáng (thất tinh đăng) cũng là có một chút do dự trong tâm. Còn về Nguỵ Diên thì có nên giết hắn? Bởi vì ông hiểu rằng khi ông mất, Nguỵ Diên có thể sẽ làm phản. Chỉ là Nguỵ Diên cũng là người tài, lại theo ông bao nhiêu năm như thế, nên ông không nhẫn tâm.
Nguỵ Diên làm tắt thất tinh đăng, dường như cũng là ý Trời. Việc đó khiến cho nhiều người phẫn nộ, cũng làm cho Gia Cát Lượng quyết định trừ khử Nguỵ Diên. Đương nhiên để khiến người ta cảm thấy thuyết phục thì đợi đến khi Nguỵ Diên thật sự tạo phản mới động thủ. Đủ để thấy Gia Cát Lượng cũng vạn bất đắc dĩ.
Gia Cát Lượng sở dĩ có thể thành đại sự là vì ông có tấm lòng khoáng đạt, yêu mến mọi người tài, bao gồm Bàng Thống có tâm nhỏ nhen và Nguỵ Diên có tâm tạo phản. So với Gia Cát Lượng, hai người đó ít nhiều không bằng. Do đó, muốn thành đại sự như Gia Cát Lượng ắt phải bỏ tâm đố kỵ, trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã nói rõ điều này rồi.