Bí ẩn khó giải trên núi Baigong: Núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, phía tây Trung Quốc là nơi xuất hiện một bí ẩn gây tò mò. Cụ thể, một cấu trúc kỳ lạ ở trên núi Baigong được cho là tháp phóng do người ngoài trái đất để lại. Cấu trúc này trông như một kim tự tháp, với 3 chiếc hang có cửa hình tam giác mở ra ở bên thân, bên trong là những chiếc ống màu đỏ dẫn vào núi.
Các chuyên gia đã xét nghiệm một số mảnh vụn sắt han gỉ và những khối đá có hình dạng bất thường, cùng một số ống dẫn chạy xuống hồ. Người ta đã đem những mảnh sắt vụn trên đến một xưởng nấu kim loại ở địa phương để phân tích. Kết quả cho thấy chúng chứa 30% oxit sắt, một lượng lớn silic dioxit và canxi oxide và 8% còn lại không rõ thành phần.
Điều kỳ lạ là khu vực núi Baigong chưa từng có ngành công nghiệp hiện đại. Do vậy, người dân địa phương cho rằng cấu trúc kỳ lạ trên là do người ngoài hành tinh để lại. Các chuyên gia Trung Quốc hiện tiếp tục nghiên cứu để giải mã cấu trúc bí ẩn trên.
Diện mạo của Thành Cát Tư Hãn: Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là vị vua đầu tiên của đế chế hùng mạnh 1 thời này. Cai trị Mông Cổ rộng lớn từ năm 1206 - 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được vùng lãnh thổ rộng lớn từ châu Á sang châu Âu. Nhà cầm quân này cũng được cho là đã gây ra cái chết của khoảng 40 triệu người trong các cuộc chinh phạt trên.
Những thông tin về sự nghiệp quân sự của Thành Cát Tư Hãn được biết đến khá nhiều trong khi cuộc sống riêng tư của nhà lãnh đạo này không được biết đến nhiều. Trong số những bí ẩn về Thành Cát Tư Hãn, diện mạo, ngoại hình của ông là một dấu hỏi lớn.
Các chuyên gia không tìm thấy bất cứ bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn. Một số thông tin ít ỏi về ngoại hình của ông được sử sách ghi lại thường mâu thuẫn với nhau và không đáng tin cậy. Tuy nhiên, đa số các ghi chép đều mô tả Thành Cát Tư Hãn là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.
Một trong những ghi chép nổi tiếng nhất và ấn tượng nhất là của sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din. Ông miêu tả Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Tuy nhiên ghi chép của al-Din dường như không đáng tin cậy bởi vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Thành Cát Tư Hãn.
Cái chết của Nữ hoàng Boudicca: Boudicca là nữ hoàng của bộ tộc Iceni, miền đông Anh trong thế kỷ 1 TCN. Bà được sử sách vinh danh là một nữ chiến binh kiên cường, dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại đế chế La Mã. Chồng Boudicca là Prasutagus - một trong những "vương quốc chư hầu" của La Mã.
Khi người chồng Prasutagus qua đời, đế chế La Mã phá vỡ thỏa thuận trước đó và nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực. Khi Boudicca chống đối hành động tàn bạo của La Mã, bà bị đánh đập và bị ép phải chứng kiến cảnh các con gái bị kẻ thù hãm hiếp.
Đến năm 60 hoặc 61 sau Công nguyên, Boudicca đã tập hợp lực lượng và thu hút sự tham gia của các bộ tộc khác đứng lên chống lại người La Mã. Nữ tướng Boudicca đánh bại đế chế La Mã trong các trận chiến lớn ở Colchester, London và St Albans trước khi bại trận trước sức mạnh to lớn của kẻ thù. Nữ hoàng của người Iceni được cho là đã tự vẫn bằng thuốc độc nhằm tránh rơi vào cảnh bị bắt giữ và làm nhục bằng cách dẫn giải khắp các đường phố ở Rome trước khi bị hành hình.
Tuy nhiên, nhà văn Hy Lạp Dio Cassius cho rằng, Boudicca chết vì bệnh tật và đã được chôn cất một cách xa hoa. Cho đến nay, kết cục của nữ hoàng Boudicca vẫn là một ẩn số khó giải.
Bí ẩn khó giải trên núi Baigong: Núi Baigong ở tỉnh Thanh Hải, phía tây Trung Quốc là nơi xuất hiện một bí ẩn gây tò mò. Cụ thể, một cấu trúc kỳ lạ ở trên núi Baigong được cho là tháp phóng do người ngoài trái đất để lại. Cấu trúc này trông như một kim tự tháp, với 3 chiếc hang có cửa hình tam giác mở ra ở bên thân, bên trong là những chiếc ống màu đỏ dẫn vào núi.
Các chuyên gia đã xét nghiệm một số mảnh vụn sắt han gỉ và những khối đá có hình dạng bất thường, cùng một số ống dẫn chạy xuống hồ. Người ta đã đem những mảnh sắt vụn trên đến một xưởng nấu kim loại ở địa phương để phân tích. Kết quả cho thấy chúng chứa 30% oxit sắt, một lượng lớn silic dioxit và canxi oxide và 8% còn lại không rõ thành phần.
Điều kỳ lạ là khu vực núi Baigong chưa từng có ngành công nghiệp hiện đại. Do vậy, người dân địa phương cho rằng cấu trúc kỳ lạ trên là do người ngoài hành tinh để lại. Các chuyên gia Trung Quốc hiện tiếp tục nghiên cứu để giải mã cấu trúc bí ẩn trên.
Diện mạo của Thành Cát Tư Hãn: Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là vị vua đầu tiên của đế chế hùng mạnh 1 thời này. Cai trị Mông Cổ rộng lớn từ năm 1206 - 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được vùng lãnh thổ rộng lớn từ châu Á sang châu Âu. Nhà cầm quân này cũng được cho là đã gây ra cái chết của khoảng 40 triệu người trong các cuộc chinh phạt trên.
Những thông tin về sự nghiệp quân sự của Thành Cát Tư Hãn được biết đến khá nhiều trong khi cuộc sống riêng tư của nhà lãnh đạo này không được biết đến nhiều. Trong số những bí ẩn về Thành Cát Tư Hãn, diện mạo, ngoại hình của ông là một dấu hỏi lớn.
Các chuyên gia không tìm thấy bất cứ bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn. Một số thông tin ít ỏi về ngoại hình của ông được sử sách ghi lại thường mâu thuẫn với nhau và không đáng tin cậy. Tuy nhiên, đa số các ghi chép đều mô tả Thành Cát Tư Hãn là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.
Một trong những ghi chép nổi tiếng nhất và ấn tượng nhất là của sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din. Ông miêu tả Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Tuy nhiên ghi chép của al-Din dường như không đáng tin cậy bởi vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Thành Cát Tư Hãn.
Cái chết của Nữ hoàng Boudicca: Boudicca là nữ hoàng của bộ tộc Iceni, miền đông Anh trong thế kỷ 1 TCN. Bà được sử sách vinh danh là một nữ chiến binh kiên cường, dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại đế chế La Mã. Chồng Boudicca là Prasutagus - một trong những "vương quốc chư hầu" của La Mã.
Khi người chồng Prasutagus qua đời, đế chế La Mã phá vỡ thỏa thuận trước đó và nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực. Khi Boudicca chống đối hành động tàn bạo của La Mã, bà bị đánh đập và bị ép phải chứng kiến cảnh các con gái bị kẻ thù hãm hiếp.
Đến năm 60 hoặc 61 sau Công nguyên, Boudicca đã tập hợp lực lượng và thu hút sự tham gia của các bộ tộc khác đứng lên chống lại người La Mã. Nữ tướng Boudicca đánh bại đế chế La Mã trong các trận chiến lớn ở Colchester, London và St Albans trước khi bại trận trước sức mạnh to lớn của kẻ thù. Nữ hoàng của người Iceni được cho là đã tự vẫn bằng thuốc độc nhằm tránh rơi vào cảnh bị bắt giữ và làm nhục bằng cách dẫn giải khắp các đường phố ở Rome trước khi bị hành hình.
Tuy nhiên, nhà văn Hy Lạp Dio Cassius cho rằng, Boudicca chết vì bệnh tật và đã được chôn cất một cách xa hoa. Cho đến nay, kết cục của nữ hoàng Boudicca vẫn là một ẩn số khó giải.