Sử sách Trung Quốc khi đánh giá khả năng làm quan của một người thường dựa vào ba tiêu chí sau: Thứ nhất, kĩ thuật làm quan: tiến hành khảo sát thời gian tại vị, quyền lực và môi trường khách quan. Thứ hai: Xét về tuổi thọ. Thứ ba: Thanh danh để đời. Ảnh: Chân dung Vương Văn Thiều.Lâu Sư Đức (630-699), đại thần thời Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Ông nổi tiếng cẩn trọng, nhường nhịn thậm chí còn được gọi là thần rùa rụt đầu. Bất kể chuyện gì đều “không tức giận”. Chính vì là công thần biết nhường nhịn nên thời Võ Tắc Thiên, Lâu Sư Đức vẫn an nhiên làm tể tướng cho đến 70 tuổi. Ảnh: Chân dung Lâu Sư Đức. Lý Lâm Dụng (683-752), đại thần có quyền lớn nhất thời Đường Huyền Tông. Ông tại vị trong 19 năm và được sự tín nhiệm cao của hoàng thượng. Bản thân ông ta cũng là người có năng lực, nghe nói cũng từng có tâm tạo phản ở An Lộc Sơn, nhưng không dám hành động. Thành ngữ có câu: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là nói đến vị quan này. Ảnh: Chân dung Lý Lâm Dụng.Phùng Đạo (882-954) là một kì tài hiếm có thời Ngũ đại loạn thế. Cả cuộc đời từng trải qua bốn đời chính quyền. Hầu hạ 9 vị hoàng đế và bái tướng hơn 20 năm. Tuy Phùng Đạo tuy quyền cao chức trọng, tuổi thọ cao nhưng cả đời Phùng Đạo tự xưng mình là “Trường Lạc lão” sống cuộc sống vui vẻ, an nhàn trong thời loạn thế. Ảnh: Chân dung Phùng Đạo.Thái Kinh (1047-1126) là đại thần quyền tể tướng trong triều của Tống Tử Tông. Từng đỗ trạng nguyên lại là nhà đại thư pháp và luôn nhận được sự sủng ái của hoàng thượng. Ông tổng cộng bốn lần nhậm chức tể tướng và đương chức trong hơn 17 năm. Nhân vật “Thái thái sư” trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Thủy hử” chính là ông ta. Ảnh: Chân dung Thái Kinh.Tần Cối (1090-1155) là quyền thần thời kì đầu Nam Tống. Đây là một trong những gian thần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, từng hai lần giữ chức tể tướng và chấp chính trong 19 năm. Vì giúp hoàng thượng giết Nhạc Phi mà Tần Cối để tiếng ô nhục thiên cổ. Ảnh: Chân dung Tần Cối.Trương Cự Chính (1525-1582) là người đứng đầu nội các kiệt xuất nhất triều Minh. Ông làm quan 10 năm, nắm quyền sinh sát trong tay. Ông đã phò trợ tiểu hoàng đế Vạn Lịch thực hiện “ Vạn Lịch tân chính”, giúp nhà Minh đang suy yếu tiếp tục hồi sinh và phát triển. Ảnh: Chân dung Trương Cự Chính.Nghiêm Tung (1480-1567) quyền thần nhà Mình, ông ta viết “Thanh từ” với nội dung sáo rỗng để lấy lòng hoàng đế Gia Tĩnh và được cầm quyền trong 20 năm. Là quan lớn trên muôn người, ông ta luôn đố kỵ, chạy quan nhận hối lộ, muốn gì được đấy, về sau bị tịch biên tài sản. Ảnh: Chân dung Nghiêm Tung.Hòa Thân (1750-1799) người Mãn Châu, là đại thần được Càn Long vô cùng sủng ái. Ông ta kiêm nhiệm rất nhiều chức vụ, quyền thế lớn trong triều, làm lũng đoạn triều chính.triều Thanh và từng được gọi là “ nhị hoàng đế”. Tham lam vô độ, tài sản nhiều vô kể. Sau khi Càn Long băng hà, Gia Khánh đăng cơ Hòa Thân bị tịch thu tài sản và bị xử tội chết. Ảnh: Chân dung Hòa Thân.Tăng Quốc Phiên (1811-1872) là một đại thần cuối triều Thanh, là lãnh tụ Tương quân. Bản thân làm quan to, lập nên đại nghiệp. Ông ta còn có một người học trò vô cùng xuất sắc đó là Lý Hồng Chương. Ảnh: Chân dung Tăng Quốc Phiên.Vương Văn Thiều (1830-1908), là tam lão nguyên triều của hoàng đế Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự. Ông từng giữ chức tổng đốc, đại thần Bắc Dương, đại học sỹ. Vương Văn Thiều làm quan thanh liêm một đời trong sáng, trứ danh một đời được người đời tặng cho biệt danh là “ lưu ly cầu”. Ảnh: Chân dung Vương Văn Thiều.
Sử sách Trung Quốc khi đánh giá khả năng làm quan của một người thường dựa vào ba tiêu chí sau: Thứ nhất, kĩ thuật làm quan: tiến hành khảo sát thời gian tại vị, quyền lực và môi trường khách quan. Thứ hai: Xét về tuổi thọ. Thứ ba: Thanh danh để đời. Ảnh: Chân dung Vương Văn Thiều.
Lâu Sư Đức (630-699), đại thần thời Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Ông nổi tiếng cẩn trọng, nhường nhịn thậm chí còn được gọi là thần rùa rụt đầu. Bất kể chuyện gì đều “không tức giận”. Chính vì là công thần biết nhường nhịn nên thời Võ Tắc Thiên, Lâu Sư Đức vẫn an nhiên làm tể tướng cho đến 70 tuổi. Ảnh: Chân dung Lâu Sư Đức.
Lý Lâm Dụng (683-752), đại thần có quyền lớn nhất thời Đường Huyền Tông. Ông tại vị trong 19 năm và được sự tín nhiệm cao của hoàng thượng. Bản thân ông ta cũng là người có năng lực, nghe nói cũng từng có tâm tạo phản ở An Lộc Sơn, nhưng không dám hành động. Thành ngữ có câu: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là nói đến vị quan này. Ảnh: Chân dung Lý Lâm Dụng.
Phùng Đạo (882-954) là một kì tài hiếm có thời Ngũ đại loạn thế. Cả cuộc đời từng trải qua bốn đời chính quyền. Hầu hạ 9 vị hoàng đế và bái tướng hơn 20 năm. Tuy Phùng Đạo tuy quyền cao chức trọng, tuổi thọ cao nhưng cả đời Phùng Đạo tự xưng mình là “Trường Lạc lão” sống cuộc sống vui vẻ, an nhàn trong thời loạn thế. Ảnh: Chân dung Phùng Đạo.
Thái Kinh (1047-1126) là đại thần quyền tể tướng trong triều của Tống Tử Tông. Từng đỗ trạng nguyên lại là nhà đại thư pháp và luôn nhận được sự sủng ái của hoàng thượng. Ông tổng cộng bốn lần nhậm chức tể tướng và đương chức trong hơn 17 năm. Nhân vật “Thái thái sư” trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Thủy hử” chính là ông ta. Ảnh: Chân dung Thái Kinh.
Tần Cối (1090-1155) là quyền thần thời kì đầu Nam Tống. Đây là một trong những gian thần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, từng hai lần giữ chức tể tướng và chấp chính trong 19 năm. Vì giúp hoàng thượng giết Nhạc Phi mà Tần Cối để tiếng ô nhục thiên cổ. Ảnh: Chân dung Tần Cối.
Trương Cự Chính (1525-1582) là người đứng đầu nội các kiệt xuất nhất triều Minh. Ông làm quan 10 năm, nắm quyền sinh sát trong tay. Ông đã phò trợ tiểu hoàng đế Vạn Lịch thực hiện “ Vạn Lịch tân chính”, giúp nhà Minh đang suy yếu tiếp tục hồi sinh và phát triển. Ảnh: Chân dung Trương Cự Chính.
Nghiêm Tung (1480-1567) quyền thần nhà Mình, ông ta viết “Thanh từ” với nội dung sáo rỗng để lấy lòng hoàng đế Gia Tĩnh và được cầm quyền trong 20 năm. Là quan lớn trên muôn người, ông ta luôn đố kỵ, chạy quan nhận hối lộ, muốn gì được đấy, về sau bị tịch biên tài sản. Ảnh: Chân dung Nghiêm Tung.
Hòa Thân (1750-1799) người Mãn Châu, là đại thần được Càn Long vô cùng sủng ái. Ông ta kiêm nhiệm rất nhiều chức vụ, quyền thế lớn trong triều, làm lũng đoạn triều chính.triều Thanh và từng được gọi là “ nhị hoàng đế”. Tham lam vô độ, tài sản nhiều vô kể. Sau khi Càn Long băng hà, Gia Khánh đăng cơ Hòa Thân bị tịch thu tài sản và bị xử tội chết. Ảnh: Chân dung Hòa Thân.
Tăng Quốc Phiên (1811-1872) là một đại thần cuối triều Thanh, là lãnh tụ Tương quân. Bản thân làm quan to, lập nên đại nghiệp. Ông ta còn có một người học trò vô cùng xuất sắc đó là Lý Hồng Chương. Ảnh: Chân dung Tăng Quốc Phiên.
Vương Văn Thiều (1830-1908), là tam lão nguyên triều của hoàng đế Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự. Ông từng giữ chức tổng đốc, đại thần Bắc Dương, đại học sỹ. Vương Văn Thiều làm quan thanh liêm một đời trong sáng, trứ danh một đời được người đời tặng cho biệt danh là “ lưu ly cầu”. Ảnh: Chân dung Vương Văn Thiều.