Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập trọng lực bê tông lớn nhất, cũng là một dự án kiểm soát nước lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay. Tổng công suất lắp đặt của nó là 22,5 triệu kWh, và công suất phát hàng năm có thể đạt hơn 100 tỉ kWh, chủ yếu được chuyển đến các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Quảng Đông.Với mức giá điện lưới 0,25 nhân dân tệ/kWh, doanh thu của đập Tam Hiệp từ sản xuất điện sẽ là hơn 25 tỉ nhân dân tệ (3,6 tỉ USD) mỗi năm. Ngoài ra, đập Tam Hiệp có sức chứa 22,15 tỉ mét khối và dung tích nước tối đa 39,3 tỉ mét khối. Với những trận lũ thông thường, đập Tam Hiệp có thể kiểm soát hoàn toàn. Trong trường hợp lũ lớn, các biện pháp ngăn lũ và trữ lũ sẽ được thực hiện để giảm lũ.Tuy nhiên, khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp và các hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử chưa đến 20% lưu lượng nước hàng năm của sông. Nếu một trận lụt nghìn năm có một xảy ra, phần chính của đập Tam Hiệp sẽ không bị phá hủy, nhưng chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng.Ngay từ khi manh nha dự án chặn dòng sông Dương Tử để xây dựng, đập Tam Hiệp đã gặp vô vàn chỉ trích của giới chuyên gia cả trong nước và quốc tế về hệ lụy lâu dài mà nó sẽ gây ra cho môi trường. Ước tính sẽ có tới 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập có thể sẽ khiến cho tình hình ngày một tệ hơn khi nó nằm ở phía thượng nguồn.Chưa kể là mỗi năm có khoảng 265 triệu gallon nước thải thô sẽ bị lắng đọng ở sông Dương Tử, con sông dài thứ ba thế giới, với 6.357 km, nơi hàng triệu hộ dân ở hạ lưu cũng như các thành phố lớn sinh sống như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải.Năm 1993, dự án bắt đầu bằng việc xác định những con đường đi điện trong khu vực. Năm 1997, họ chặn sông, nắn lại dòng chảy, hướng nó đến sát khu vực xây dựng ban đầu. Năm 2003, hồ chứa bắt đầu có nước, các con tàu có tải trọng tối đa 10.000 tấn được phép qua đập, và đưa dần các máy phát điện vào hoạt động.Toàn bộ thành đập được hoàn thiện vào năm 2006. Số máy phát điện còn lại dần được đưa vào hoạt động, tới giữa năm 2012. Ở thời điểm này, họ cho phép những con tàu tải trọng lên tới 3.000 tấn vượt qua, biến con đập trở thành tuyến đường thủy quan trọng của khu vực.Nhấn chìm khu vực 3 hẻm núi Cù Đường, Vu và Tây Lăng, đập Tam Hiệp tạo ra một vùng nước mênh mông, cho phép các phương tiện thủy giới di chuyển một khoảng 2.250km từ Thượng Hải đến tận Trùng Khánh.Theo các điều tra về mức độ đa dạng sinh học khu vực xung quanh đập thủy điện Tam Hiệp, đây là nơi cư ngụ của 6.400 loài thực vật, 3.400 loài côn trùng, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn.Chính vì vậy quá trình hoạt động sẽ có thể gây xói lở, thậm chí đe dọa cả nghề cá lớn nhất thế giới bởi quy mô quá lớn của con đập đã tạo ra một tiểu khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.Một đặc điểm nữa là khi tích nước ở mức tối đa, hồ chứa 38 tỷ m3 nước này ảnh hưởng đến Trái đất, làm tăng độ dài của một ngày thêm 0,06 micro giây.
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập trọng lực bê tông lớn nhất, cũng là một dự án kiểm soát nước lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay. Tổng công suất lắp đặt của nó là 22,5 triệu kWh, và công suất phát hàng năm có thể đạt hơn 100 tỉ kWh, chủ yếu được chuyển đến các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Quảng Đông.
Với mức giá điện lưới 0,25 nhân dân tệ/kWh, doanh thu của đập Tam Hiệp từ sản xuất điện sẽ là hơn 25 tỉ nhân dân tệ (3,6 tỉ USD) mỗi năm. Ngoài ra, đập Tam Hiệp có sức chứa 22,15 tỉ mét khối và dung tích nước tối đa 39,3 tỉ mét khối. Với những trận lũ thông thường, đập Tam Hiệp có thể kiểm soát hoàn toàn. Trong trường hợp lũ lớn, các biện pháp ngăn lũ và trữ lũ sẽ được thực hiện để giảm lũ.
Tuy nhiên, khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp và các hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử chưa đến 20% lưu lượng nước hàng năm của sông. Nếu một trận lụt nghìn năm có một xảy ra, phần chính của đập Tam Hiệp sẽ không bị phá hủy, nhưng chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng.
Ngay từ khi manh nha dự án chặn dòng sông Dương Tử để xây dựng, đập Tam Hiệp đã gặp vô vàn chỉ trích của giới chuyên gia cả trong nước và quốc tế về hệ lụy lâu dài mà nó sẽ gây ra cho môi trường. Ước tính sẽ có tới 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập có thể sẽ khiến cho tình hình ngày một tệ hơn khi nó nằm ở phía thượng nguồn.
Chưa kể là mỗi năm có khoảng 265 triệu gallon nước thải thô sẽ bị lắng đọng ở sông Dương Tử, con sông dài thứ ba thế giới, với 6.357 km, nơi hàng triệu hộ dân ở hạ lưu cũng như các thành phố lớn sinh sống như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải.
Năm 1993, dự án bắt đầu bằng việc xác định những con đường đi điện trong khu vực. Năm 1997, họ chặn sông, nắn lại dòng chảy, hướng nó đến sát khu vực xây dựng ban đầu. Năm 2003, hồ chứa bắt đầu có nước, các con tàu có tải trọng tối đa 10.000 tấn được phép qua đập, và đưa dần các máy phát điện vào hoạt động.
Toàn bộ thành đập được hoàn thiện vào năm 2006. Số máy phát điện còn lại dần được đưa vào hoạt động, tới giữa năm 2012. Ở thời điểm này, họ cho phép những con tàu tải trọng lên tới 3.000 tấn vượt qua, biến con đập trở thành tuyến đường thủy quan trọng của khu vực.
Nhấn chìm khu vực 3 hẻm núi Cù Đường, Vu và Tây Lăng, đập Tam Hiệp tạo ra một vùng nước mênh mông, cho phép các phương tiện thủy giới di chuyển một khoảng 2.250km từ Thượng Hải đến tận Trùng Khánh.
Theo các điều tra về mức độ đa dạng sinh học khu vực xung quanh đập thủy điện Tam Hiệp, đây là nơi cư ngụ của 6.400 loài thực vật, 3.400 loài côn trùng, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn.
Chính vì vậy quá trình hoạt động sẽ có thể gây xói lở, thậm chí đe dọa cả nghề cá lớn nhất thế giới bởi quy mô quá lớn của con đập đã tạo ra một tiểu khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
Một đặc điểm nữa là khi tích nước ở mức tối đa, hồ chứa 38 tỷ m3 nước này ảnh hưởng đến Trái đất, làm tăng độ dài của một ngày thêm 0,06 micro giây.