Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bristol (Anh) mới công bố khám phá quan trọng về mẫu hóa thạch 205 triệu tuổi tìm thấy gần Bristol. Họ xác định đây là loài bò sát mới chưa từng biết đến và đặt tên là Cryptovaranoides microlanius. Ảnh: Lavinia Gandolfi.Theo nhóm chuyên gia, hóa thạch 205 triệu tuổi trên được xác nhận là loài thằn lằn hiện đại lâu đời nhất, đẩy nguồn gốc của toàn bộ nhóm thằn lằn - rắn (được gọi là Squamata) lùi lại 35 triệu năm so với hiểu biết trước đây. Ảnh: David Whiteside.Tiến sĩ David Whiteside, Tiến sĩ Sofia Chambi-Trowell và Giáo sư Mike Benton đã đặt tên mẫu hóa thạch tên gọi Cryptovaranoides microlanius có nghĩa là "thằn lằn ẩn mình, đồ tể nhỏ". Ảnh: David Whiteside.Tên gọi này xuất phát từ việc loài bò sát này có thân hình khiêm tốn nhưng sở hữu một hàm răng cực kỳ sắc nhọn, có thể cắt đôi con mồi một cách dễ dàng để thưởng thức bữa ăn. Ảnh: Timesofindia.Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đã xác định được nhiều đặc điểm giải phẫu của hộp sọ và bộ xương cho phép họ xếp nó vào Squamata và thậm chí gần với Anguimorpha. Ảnh: Timesofindia.Việc phân loại họ bò sát Cryptovaranoides vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên gia khi một số ý kiến khác cho rằng nó thực ra là một loài khủng long chân thằn lằn, có quan hệ họ hàng gần hơn với cá sấu và khủng long. Ảnh: NHM.Tuy nhiên, thông qua việc quét CT và tái hiện lại những đặc điểm của sinh vật khi còn sống, các chuyên gia phân tích mẫu hóa thạch trên trong tình trạng bảo quản tốt qua đó giúp họ xác định rõ ràng đó là loài thằn lằn. Ảnh: Zhihao.Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xếp hóa thạch Cryptovaranoides microlanius vào Squamata đồng thời bác bỏ mối liên hệ tiềm năng giữa Cryptovaranoides và khủng long, cá sấu. Ảnh: Interestingengineering.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bristol (Anh) mới công bố khám phá quan trọng về mẫu hóa thạch 205 triệu tuổi tìm thấy gần Bristol. Họ xác định đây là loài bò sát mới chưa từng biết đến và đặt tên là Cryptovaranoides microlanius. Ảnh: Lavinia Gandolfi.
Theo nhóm chuyên gia, hóa thạch 205 triệu tuổi trên được xác nhận là loài thằn lằn hiện đại lâu đời nhất, đẩy nguồn gốc của toàn bộ nhóm thằn lằn - rắn (được gọi là Squamata) lùi lại 35 triệu năm so với hiểu biết trước đây. Ảnh: David Whiteside.
Tiến sĩ David Whiteside, Tiến sĩ Sofia Chambi-Trowell và Giáo sư Mike Benton đã đặt tên mẫu hóa thạch tên gọi Cryptovaranoides microlanius có nghĩa là "thằn lằn ẩn mình, đồ tể nhỏ". Ảnh: David Whiteside.
Tên gọi này xuất phát từ việc loài bò sát này có thân hình khiêm tốn nhưng sở hữu một hàm răng cực kỳ sắc nhọn, có thể cắt đôi con mồi một cách dễ dàng để thưởng thức bữa ăn. Ảnh: Timesofindia.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đã xác định được nhiều đặc điểm giải phẫu của hộp sọ và bộ xương cho phép họ xếp nó vào Squamata và thậm chí gần với Anguimorpha. Ảnh: Timesofindia.
Việc phân loại họ bò sát Cryptovaranoides vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên gia khi một số ý kiến khác cho rằng nó thực ra là một loài khủng long chân thằn lằn, có quan hệ họ hàng gần hơn với cá sấu và khủng long. Ảnh: NHM.
Tuy nhiên, thông qua việc quét CT và tái hiện lại những đặc điểm của sinh vật khi còn sống, các chuyên gia phân tích mẫu hóa thạch trên trong tình trạng bảo quản tốt qua đó giúp họ xác định rõ ràng đó là loài thằn lằn. Ảnh: Zhihao.
Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xếp hóa thạch Cryptovaranoides microlanius vào Squamata đồng thời bác bỏ mối liên hệ tiềm năng giữa Cryptovaranoides và khủng long, cá sấu. Ảnh: Interestingengineering.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.