Bắc qua sông Côn, nối hai xã Bình Nghi và Tây Bình ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cầu tre An Chánh có chiều dài 600 mét, là một trong những cây cầu tre dài nhất Việt Nam.Cầu được làm từ năm 2000 để phục vụ nhu cầu qua lại của người dân ở hai xã nói trên. Mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện qua lại cầu.Mặt cây cầu này chỉ rộng tầm 1,5 mét, được làm bằng những thanh tre mỏng đan lại với nhau và chằng buộc bằng sợi thép. Hai bên cầu không có lan can.Phần chân cầu là những thanh gỗ cắm sâu xuống lòng sông và nền đất để làm bệ đỡ gánh trọng tải thân cầu.Mỗi lần có xe máy chạy qua, những thanh tre rung lên bần bật. Người lần đầu chạy xe qua cầu sẽ không khỏi thót tim vì chỉ cần một chút bất cẩn là người và phương tiện có thể rơi xuống sông.Do cầu tre hẹp, hai xe đi ngược chiều rất dễ xảy ra va chạm. Những người đi xe máy cẩn thận chỉ qua cầu khi thấy không có xe chạy ở chiều đối diện.Do độ bền không cao, vào đầu mùa mưa, khoảng cuối tháng 9 hàng năm, chính quyền địa phương sẽ cho phá bỏ cây cầu để tránh việc nước lũ chảy xiết làm hỏng kết cấu cầu, gây nguy hiểm cho người qua lại.Khoảng đầu năm sau, cầu sẽ được làm lại. Theo ước tính, chi phí làm cầu thời điểm hiện tại tốn trên 200 triệu đồng, gồm vật liệu và nhân công. Số tiền này được trích từ tiền thu phí người dân qua lại cầu (xe máy 5.000 đồng/lượt, xe đạp 2.000 đồng/lượt, đi bộ 1.000 đồng/lượt).Trên phương diện du lịch, cầu tre An Chánh đã tạo nên một điểm đến có cảnh quan hấp dẫn với những nhịp cầu thô mộc bắc qua lòng sông rộng thênh thang, phía xa là núi non trùng điệp.Cầu cũng nằm trên một trong những tuyến đường dẫn đến tháp Thủ Thiện, một di tích của người Chăm cổ tọa lạc tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi.Trên phương diện giao thông, cây cầu này là mối nguy cơ cho tính mạng và tài sản của người dân địa phương. Việc người dân ngã, rơi xuống sông, hư hỏng phương tiện khi qua cầu đã nhiều lần được ghi nhận.Dù biết là nguy hiểm, hàng ngày mọi người vẫn phải đi qua cây cầu tre ọp ẹp vì đây là con đường ngắn nhất để kết nối hai xã. Nếu đi đường vòng, họ phải đi thêm cả chục km.Người dân xã Bình Nghi và Tây Bình vẫn mong mỏi có một cây cầu bắc qua đây để có thể dễ dàng đi lại vào mùa mưa bão hay có việc khẩn cấp.Theo khảo sát, nguồn vốn đầu tư cho cầu bê tông cốt thép thay thế cầu tre An Chánh lên đến gần 250 tỷ đồng. Do điều kiện tài chính của địa phương, việc xây cây cầu chưa thể được thực hiện.Do vậy, cây cầu tre bắc qua sông Côn vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới theo kiểu “cứ làm rồi lại phá dỡ”.Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.
Bắc qua sông Côn, nối hai xã Bình Nghi và Tây Bình ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cầu tre An Chánh có chiều dài 600 mét, là một trong những cây cầu tre dài nhất Việt Nam.
Cầu được làm từ năm 2000 để phục vụ nhu cầu qua lại của người dân ở hai xã nói trên. Mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện qua lại cầu.
Mặt cây cầu này chỉ rộng tầm 1,5 mét, được làm bằng những thanh tre mỏng đan lại với nhau và chằng buộc bằng sợi thép. Hai bên cầu không có lan can.
Phần chân cầu là những thanh gỗ cắm sâu xuống lòng sông và nền đất để làm bệ đỡ gánh trọng tải thân cầu.
Mỗi lần có xe máy chạy qua, những thanh tre rung lên bần bật. Người lần đầu chạy xe qua cầu sẽ không khỏi thót tim vì chỉ cần một chút bất cẩn là người và phương tiện có thể rơi xuống sông.
Do cầu tre hẹp, hai xe đi ngược chiều rất dễ xảy ra va chạm. Những người đi xe máy cẩn thận chỉ qua cầu khi thấy không có xe chạy ở chiều đối diện.
Do độ bền không cao, vào đầu mùa mưa, khoảng cuối tháng 9 hàng năm, chính quyền địa phương sẽ cho phá bỏ cây cầu để tránh việc nước lũ chảy xiết làm hỏng kết cấu cầu, gây nguy hiểm cho người qua lại.
Khoảng đầu năm sau, cầu sẽ được làm lại. Theo ước tính, chi phí làm cầu thời điểm hiện tại tốn trên 200 triệu đồng, gồm vật liệu và nhân công. Số tiền này được trích từ tiền thu phí người dân qua lại cầu (xe máy 5.000 đồng/lượt, xe đạp 2.000 đồng/lượt, đi bộ 1.000 đồng/lượt).
Trên phương diện du lịch, cầu tre An Chánh đã tạo nên một điểm đến có cảnh quan hấp dẫn với những nhịp cầu thô mộc bắc qua lòng sông rộng thênh thang, phía xa là núi non trùng điệp.
Cầu cũng nằm trên một trong những tuyến đường dẫn đến tháp Thủ Thiện, một di tích của người Chăm cổ tọa lạc tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi.
Trên phương diện giao thông, cây cầu này là mối nguy cơ cho tính mạng và tài sản của người dân địa phương. Việc người dân ngã, rơi xuống sông, hư hỏng phương tiện khi qua cầu đã nhiều lần được ghi nhận.
Dù biết là nguy hiểm, hàng ngày mọi người vẫn phải đi qua cây cầu tre ọp ẹp vì đây là con đường ngắn nhất để kết nối hai xã. Nếu đi đường vòng, họ phải đi thêm cả chục km.
Người dân xã Bình Nghi và Tây Bình vẫn mong mỏi có một cây cầu bắc qua đây để có thể dễ dàng đi lại vào mùa mưa bão hay có việc khẩn cấp.
Theo khảo sát, nguồn vốn đầu tư cho cầu bê tông cốt thép thay thế cầu tre An Chánh lên đến gần 250 tỷ đồng. Do điều kiện tài chính của địa phương, việc xây cây cầu chưa thể được thực hiện.
Do vậy, cây cầu tre bắc qua sông Côn vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới theo kiểu “cứ làm rồi lại phá dỡ”.
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.