Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình.Thuở nhỏ Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.Nhờ tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh và nhiều thứ tiếng nên dù không tiến thân bằng gia thế hay từ công danh khoa bảng. Hòa Thân sau đó vẫn được thăng tiến dần lên các chức hàm quan trọng trong triều đình như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.Nhờ sự khôn khéo, Hòa Thân rất được lòng vua Càn Long. Tuy nhiên "Đi đêm lắm có ngày gặp ma", Hòa Thân khi mới bước vào quan trường, đã nhận được bài học đáng giá về cách làm quan. Chỉ vì tham chút lợi lộc, ông ta đã bị chính kẻ nịnh bợ, hối lộ mình lừa phỉnh. Suýt chút nữa gánh họa sát thân.Sự việc này xảy ra vào năm 41 Càn Long (năm 1776), bắt đầu từ một viên quan tư vụ (chức quan làm nhiệm vụ cung ứng tiền bạc, vật tư) bộ Hộ tên An Minh. Bộ Hộ là cơ quan quan trọng, quản lý tiền bạc, sưu thuế, lương thực của toàn quốc. Do đó, giữ chức tư vụ thu được rất nhiều lợi lộc.Theo quy định, để tránh sự tham ô, chức quan tư vụ phải được luân chuyển hàng năm. An Minh vì quá tham lam, không muốn được thăng chức. Hắn đã đút lót rất nhiều để được giữ nguyên chức vụ này trong nhiều năm.Sự việc bị quan thượng thư bộ Hộ phát giác. Ngay lập tức An Minh bị giáng xuống làm chức thư lại (thư ký), lễ lộc cũng vì vậy mất hết. Đúng lúc này, Hòa Thân được Càn Long bổ làm chức Tả thị lang bộ Hộ (cấp phó của thượng thư).An Minh nhân việc Hòa Thân xây dựng dinh thự, hắn đã đút lót cho Hòa Thân rất nhiều. Hòa Thân vì vậy lại cho An Minh giữ chức tư vụ như cũ. Quan thượng thư biết Hòa Thân được Càn Long sủng ái, cũng không dám nói gì.Cuối năm 1776, An Minh vừa được phục chức thì cha mất. Theo thể chế của triều Thanh, khi cha mẹ mất, thì quan viên phải về quê chịu tang 3 năm. Trong 3 năm đó không được ra làm quan. An Minh vì tham lam đã giấu nhẹm chuyện này, không báo tang. Việc gian dối này không qua được mắt của Vĩnh Quý, một viên quan ngự sử. Vĩnh Quý là một đại thần được Càn Long rất coi trọng.Vĩnh Quý lập tức tố cáo An Minh cha chết mà không báo. Phạm vào tội đại ngịch bất đạo. Tội bất hiếu là tội rất nặng, một trong mười tội lớn thời phong kiến. Hòa Thân giữ chức thị lang, đi kinh sát (giám sát) mà bao che, lại cho An Minh tiếp tục giữ chức tư vụ. Nếu theo đúng như tội trạng tố cáo, Hòa Thân nặng sẽ mất đầu, nhẹ thì sẽ bị tước hết chức quan.Trong vụ việc lần này, Hòa Thân thật sự cũng bị An Minh qua mặt, giấu chuyện cha chết. Đây quả là một đòn đánh chí mạng vào Hòa Thân. Khi ông ta mới làm quan chưa lâu, uy tín cùng vây cánh cũng chưa có.May sao, trước đó Hòa Thân nhận được tin báo trước. Ông ta ngay lập tức nghĩ ra đối sách “thí tốt giữ xe”, quyết tâm loại trừ An Minh trước để tránh bị vạ lây. Hòa Thân suốt đêm không ngủ, soạn ra một bản tấu chương vạch tội An Minh.Ngày hôm sau, khi Vĩnh Quý vừa tố cáo tội trạng, Hòa Thân lập tức dâng tấu chương của mình lên. Càn Long vốn sủng ái Hòa Thân, cho rằng Hòa Thân đích thị bị An Minh lừa. Hòa Thân được tha tội, chỉ bị giáng 2 cấp từ tam phẩm xuống ngũ phẩm. An Minh thì không được may mắn như vậy, bị xử tử lăng trì.>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?
Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình.
Thuở nhỏ Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.
Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.
Nhờ tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh và nhiều thứ tiếng nên dù không tiến thân bằng gia thế hay từ công danh khoa bảng. Hòa Thân sau đó vẫn được thăng tiến dần lên các chức hàm quan trọng trong triều đình như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
Nhờ sự khôn khéo, Hòa Thân rất được lòng vua Càn Long. Tuy nhiên "Đi đêm lắm có ngày gặp ma", Hòa Thân khi mới bước vào quan trường, đã nhận được bài học đáng giá về cách làm quan. Chỉ vì tham chút lợi lộc, ông ta đã bị chính kẻ nịnh bợ, hối lộ mình lừa phỉnh. Suýt chút nữa gánh họa sát thân.
Sự việc này xảy ra vào năm 41 Càn Long (năm 1776), bắt đầu từ một viên quan tư vụ (chức quan làm nhiệm vụ cung ứng tiền bạc, vật tư) bộ Hộ tên An Minh. Bộ Hộ là cơ quan quan trọng, quản lý tiền bạc, sưu thuế, lương thực của toàn quốc. Do đó, giữ chức tư vụ thu được rất nhiều lợi lộc.
Theo quy định, để tránh sự tham ô, chức quan tư vụ phải được luân chuyển hàng năm. An Minh vì quá tham lam, không muốn được thăng chức. Hắn đã đút lót rất nhiều để được giữ nguyên chức vụ này trong nhiều năm.
Sự việc bị quan thượng thư bộ Hộ phát giác. Ngay lập tức An Minh bị giáng xuống làm chức thư lại (thư ký), lễ lộc cũng vì vậy mất hết. Đúng lúc này, Hòa Thân được Càn Long bổ làm chức Tả thị lang bộ Hộ (cấp phó của thượng thư).
An Minh nhân việc Hòa Thân xây dựng dinh thự, hắn đã đút lót cho Hòa Thân rất nhiều. Hòa Thân vì vậy lại cho An Minh giữ chức tư vụ như cũ. Quan thượng thư biết Hòa Thân được Càn Long sủng ái, cũng không dám nói gì.
Cuối năm 1776, An Minh vừa được phục chức thì cha mất. Theo thể chế của triều Thanh, khi cha mẹ mất, thì quan viên phải về quê chịu tang 3 năm. Trong 3 năm đó không được ra làm quan. An Minh vì tham lam đã giấu nhẹm chuyện này, không báo tang. Việc gian dối này không qua được mắt của Vĩnh Quý, một viên quan ngự sử. Vĩnh Quý là một đại thần được Càn Long rất coi trọng.
Vĩnh Quý lập tức tố cáo An Minh cha chết mà không báo. Phạm vào tội đại ngịch bất đạo. Tội bất hiếu là tội rất nặng, một trong mười tội lớn thời phong kiến. Hòa Thân giữ chức thị lang, đi kinh sát (giám sát) mà bao che, lại cho An Minh tiếp tục giữ chức tư vụ. Nếu theo đúng như tội trạng tố cáo, Hòa Thân nặng sẽ mất đầu, nhẹ thì sẽ bị tước hết chức quan.
Trong vụ việc lần này, Hòa Thân thật sự cũng bị An Minh qua mặt, giấu chuyện cha chết. Đây quả là một đòn đánh chí mạng vào Hòa Thân. Khi ông ta mới làm quan chưa lâu, uy tín cùng vây cánh cũng chưa có.
May sao, trước đó Hòa Thân nhận được tin báo trước. Ông ta ngay lập tức nghĩ ra đối sách “thí tốt giữ xe”, quyết tâm loại trừ An Minh trước để tránh bị vạ lây. Hòa Thân suốt đêm không ngủ, soạn ra một bản tấu chương vạch tội An Minh.
Ngày hôm sau, khi Vĩnh Quý vừa tố cáo tội trạng, Hòa Thân lập tức dâng tấu chương của mình lên. Càn Long vốn sủng ái Hòa Thân, cho rằng Hòa Thân đích thị bị An Minh lừa. Hòa Thân được tha tội, chỉ bị giáng 2 cấp từ tam phẩm xuống ngũ phẩm. An Minh thì không được may mắn như vậy, bị xử tử lăng trì.
>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?