Tết Trung thu tức ngày rằm tháng 8 hàng năm được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết trung thu năm 2017 vào thứ Tư ngày 4 tháng 10 năm 2017 dương lịch.
Ngày Tết trung thu, mọi người thường mấy gói bánh trung thu, hoa quả, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu quà ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng.
|
Trung thu năm nay ngày mấy là câu hỏi của nhiều người. Ảnh minh họa |
Tết Trung thu là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này vì thường được người lớn tặng mấy đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,... rồi bánh nướng, bánh dẻo.
Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Trung thu trở thành Tết Trẻ em hay Tết Nhi đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.
Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”