Địa danh Quy Nhơn có từ khi chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, vào năm 1602. Tên gọi Quy Nhơn có ý nghĩa mong muốn quy tụ về đây những con người hiền tài, nhân nghĩa.Ghềnh Ráng cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 3 km về phía đông nam, được xếp hạng danh thắng quốc gia từ năm 1991. Nằm dưới chân núi Xuân Vân, khung cảnh non nước hữu tình của Ghềnh Ráng khiến nơi đây trở thành một trong những địa danh nổi tiếng bậc nhất Bình Ðịnh.Tại danh thắng Ghềnh Ráng hiện có mộ phần thi sĩ Hàn Mặc Tử, một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Nơi Hàn Mặc Tử yên nghỉ được gọi là đồi Thi Nhân, do văn nghệ sĩ địa phương đặt tên, thu hút nhiều du khách viếng thăm.Tháp Đôi là di tích tháp Chăm cổ kính nằm ngay trung tâm TP Quy Nhơn, từ lâu được nhắc đến qua câu ca: "Cầu Đôi liền với Tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng". Theo các nhà nghiên cứu, công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, phản ánh lối kiến trúc độc đáo, khác với nhiều tháp Chăm truyền thống thường thấy.Cách trung tâm TP Quy Nhơn chừng 20 km, Eo Gió là thắng cảnh nổi tiếng hút khách ở xã Nhơn Lý. Nơi đây một bên là biển xanh bao la, một bên là rặng núi đá cao chạy dài hùng vĩ, luôn đón gió biển thổi vào với sức gió mạnh, được ví như chiếc "phễu hút gió".Nhơn Châu, hay Cù Lao Xanh, là xã đảo trực thuộc TP Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 24 km về phía đông nam. Hòn đảo xinh đẹp này quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của biển, trời mênh mông, xanh bất tận.Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cù Lao Xanh được khánh thành (giai đoạn 1) vào năm 2014. Công trình thuộc dự án xây dựng cột cờ Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động. Đây cũng là địa điểm thu hút du khách ghé thăm khi đến đảo.
Địa danh Quy Nhơn có từ khi chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, vào năm 1602. Tên gọi Quy Nhơn có ý nghĩa mong muốn quy tụ về đây những con người hiền tài, nhân nghĩa.
Ghềnh Ráng cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 3 km về phía đông nam, được xếp hạng danh thắng quốc gia từ năm 1991. Nằm dưới chân núi Xuân Vân, khung cảnh non nước hữu tình của Ghềnh Ráng khiến nơi đây trở thành một trong những địa danh nổi tiếng bậc nhất Bình Ðịnh.
Tại danh thắng Ghềnh Ráng hiện có mộ phần thi sĩ Hàn Mặc Tử, một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Nơi Hàn Mặc Tử yên nghỉ được gọi là đồi Thi Nhân, do văn nghệ sĩ địa phương đặt tên, thu hút nhiều du khách viếng thăm.
Tháp Đôi là di tích tháp Chăm cổ kính nằm ngay trung tâm TP Quy Nhơn, từ lâu được nhắc đến qua câu ca: "Cầu Đôi liền với Tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng". Theo các nhà nghiên cứu, công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, phản ánh lối kiến trúc độc đáo, khác với nhiều tháp Chăm truyền thống thường thấy.
Cách trung tâm TP Quy Nhơn chừng 20 km, Eo Gió là thắng cảnh nổi tiếng hút khách ở xã Nhơn Lý. Nơi đây một bên là biển xanh bao la, một bên là rặng núi đá cao chạy dài hùng vĩ, luôn đón gió biển thổi vào với sức gió mạnh, được ví như chiếc "phễu hút gió".
Nhơn Châu, hay Cù Lao Xanh, là xã đảo trực thuộc TP Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 24 km về phía đông nam. Hòn đảo xinh đẹp này quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của biển, trời mênh mông, xanh bất tận.
Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cù Lao Xanh được khánh thành (giai đoạn 1) vào năm 2014. Công trình thuộc dự án xây dựng cột cờ Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động. Đây cũng là địa điểm thu hút du khách ghé thăm khi đến đảo.