Tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước đây tọa lạc tại số 4 đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn).Được khởi công xây dựng vào năm 1965, công trình khánh thành ngày 23/9/1967 với phí tổn là 2,6 triệu USD. Đây là một trong những tòa Đại sứ quán lớn nhất, được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới thời điểm đó.Theo thiết kế, tòa nhà là một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo. Cửa chính của tòa Đại sứ quán trang bị bằng thép dầy, các cửa sổ lắp lớp kính dầy đặc biệt chống đạn.Bên trong tòa nhà có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ. Đại sứ Mỹ Bunker làm việc ở tầng dưới cùng nhưng ngụ tại nhà riêng. Phó Đại sứ Mỹ làm việc ở tầng lầu 5.Tòa Đại sứ quán Mỹ có 60 lính gác thường trực, một hầm tránh bom, một hệ thống màn hình ra đa nhằm kiểm soát mặt tiền.Bao quanh tòa nhà là bức tường cao 3m. Các góc tường xây lô cốt cao.Bốn góc sân thượng có bốn vọng gác.Chính giữa sân thượng có một bãi đỗ trực thăng.Dù kiến trúc này được phòng thủ rất cẩn mật, tuy nhiên, các chiến sĩ biệt đội quân Giải phóng vẫn dũng cảm tiến đánh và chiếm đóng được vào ngày 31/1/1968, trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.Trong trận đánh này, 17 chiến sĩ biệt động đã chiếm được tòa Đại sứ quán trong gần nửa ngày, làm thương vong hơn 150 quân đối phương.Được truyền thông thế giới coi là một sự kiện "không thể tin nổi", trận đánh vào tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn năm 1968 đã làm chấn động toàn nước Mỹ.Sau năm 1975, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sử dụng tòa nhà này làm cơ sở tới thập niên 1980. Khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, toàn bộ khu vực được bàn giao lại cho phía Mỹ. Sau đó, Chính phú Mỹ đã phá bỏ tòa nhà lịch sử để xây dựng một Lãnh sự quán với quy mô nhỏ hơn.Để ghi nhớ một trang lịch sử của Mỹ tại Việt Nam, chiếc cầu thang bằng sắt bắc lên bãi đậu trực thăng ở sân thượng của tòa nhà cũ đã được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng thống Gerald Ford tại tiểu bang Michigan của Mỹ.
Tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước đây tọa lạc tại số 4 đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn).
Được khởi công xây dựng vào năm 1965, công trình khánh thành ngày 23/9/1967 với phí tổn là 2,6 triệu USD. Đây là một trong những tòa Đại sứ quán lớn nhất, được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới thời điểm đó.
Theo thiết kế, tòa nhà là một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo. Cửa chính của tòa Đại sứ quán trang bị bằng thép dầy, các cửa sổ lắp lớp kính dầy đặc biệt chống đạn.
Bên trong tòa nhà có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ. Đại sứ Mỹ Bunker làm việc ở tầng dưới cùng nhưng ngụ tại nhà riêng. Phó Đại sứ Mỹ làm việc ở tầng lầu 5.
Tòa Đại sứ quán Mỹ có 60 lính gác thường trực, một hầm tránh bom, một hệ thống màn hình ra đa nhằm kiểm soát mặt tiền.
Bao quanh tòa nhà là bức tường cao 3m. Các góc tường xây lô cốt cao.
Bốn góc sân thượng có bốn vọng gác.
Chính giữa sân thượng có một bãi đỗ trực thăng.
Dù kiến trúc này được phòng thủ rất cẩn mật, tuy nhiên, các chiến sĩ biệt đội quân Giải phóng vẫn dũng cảm tiến đánh và chiếm đóng được vào ngày 31/1/1968, trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Trong trận đánh này, 17 chiến sĩ biệt động đã chiếm được tòa Đại sứ quán trong gần nửa ngày, làm thương vong hơn 150 quân đối phương.
Được truyền thông thế giới coi là một sự kiện "không thể tin nổi", trận đánh vào tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn năm 1968 đã làm chấn động toàn nước Mỹ.
Sau năm 1975, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sử dụng tòa nhà này làm cơ sở tới thập niên 1980. Khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, toàn bộ khu vực được bàn giao lại cho phía Mỹ. Sau đó, Chính phú Mỹ đã phá bỏ tòa nhà lịch sử để xây dựng một Lãnh sự quán với quy mô nhỏ hơn.
Để ghi nhớ một trang lịch sử của Mỹ tại Việt Nam, chiếc cầu thang bằng sắt bắc lên bãi đậu trực thăng ở sân thượng của tòa nhà cũ đã được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng thống Gerald Ford tại tiểu bang Michigan của Mỹ.