Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê Chiết Giang. Bố là Trịnh Việt, hay còn gọi là Trịnh Anh Bá. Ông từng học tại trường Đại học Pháp Chính Nhật Bản, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn, gia nhập hội Đồng Minh, có thể nói ông là vị nguyên lão của Quốc Dân Đảng. Mẹ bà là Hanako vốn là tiếu thư đài các của dòng họ Kimura nổi tiếng ở Nhật Bản. Hanako rất đồng tình với cách mạng Trung Quốc, hai người kết hôn với nhau rồi bà theo ông về nước, đổi tên thành Trịnh Hoa Quân. Hai người có 5 người con, Trịnh Bình Như là thứ nữ, từ nhỏ đã thông minh hơn người, khéo léo tài tình, lại theo mẹ học tiếng Nhật. Sau này, khi kháng chiến bùng nổ, Trịnh Bình Như kiên quyết tham gia vận động kháng Nhật cứu nước. Sau khi Thượng Hải thất thủ, vì có điều kiện ưu việt (có quan hệ xã hội và vốn tiếng Nhật tốt), bà bí mật tham gia tổ chức tình báo “Trung Thống” của Quốc Dân Đảng, khi đó bà mới 19 tuổi.
Bà là người thông minh sắc sảo, phong thái trang nhã, là người đẹp nổi tiếng của bến Thượng Hải thời bấy giờ. Bà được chọn làm người mẫu ảnh bìa của tạp chí “Lương Hữu” số 130 ra tháng 7 năm 1937, một tạp chí quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng vì thân phận đặc biệt của bà nên tên của bà chỉ được ghi chú là “Cô Trịnh”. Năm 2007, Lý An đã cho ra đời bộ phim “Sắc giới” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trương Ái Linh, nhân vật nữ chính của bộ phim Vương Giai Chi được khắc họa theo hình tượng của Trịnh Bình Như.
Trịnh Bình Như là một nhân viên tình báo xuất sắc, bà dựa vào các mối quan hệ của mẹ để giao thiệp các sĩ quan cấp cao của Nhật. Bà từng gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe và được giới thiệu với con trai của thủ tướng. Konoe đã trúng tiếng sét ái tình khi gặp Trịnh Bình Như. Khi ấy, Trịnh Bình Như nghĩ, nếu bắt cóc thành công Konoe, thủ tướng Nhật sẽ phải nhượng bộ đình chiến, nhờ đó kết thúc chiến tranh giữa 2 nước.
Nhưng cấp trên ra lệnh cho bà dừng ngay “trò chơi” nguy hiểm này, thì Konoe mới thoát khỏi vận mệnh tù nhân chính trị của mình. Trịnh Bình Như dò la được tin tình báo quan trọng Uông Tinh Vệ “có động thái bất thường”, bà báo cáo với chính phủ Trùng Khánh qua đường dây bí mật, nhưng đáng tiếc khi đó chính phủ Trùng Khánh lại không coi trọng. Cho đến khi Uông Tinh Vệ rời Trùng Khánh đầu quân cho địch, thì mới biết đây là tin tình báo mà Trịnh Bình Như có được từ lâu. Cũng chính vì vậy, chính phủ bắt đầu xem trọng bà. Sau đó, họ giao nhiệm vụ giăng lưới tên hán gian Đinh Mặc Thôn cho bà.
Sau khi cuộc chiến bùng phát rộng, ủy viên Quân ủy Trung ương Quốc dân đảng, Thiếu tướng Đinh Mặc Thôn chạy về Thượng Hải, xây dựng một cơ quan mật vụ với mục tiêu phá hoại kháng chiến, tự xưng là đặc vụ Tổng bộ 76. Vì xuất thân từ cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng nên hắn nắm rất vững hoạt động của cơ quan quân sự cấp cao Trung Quốc và Quốc dân đảng. Vì vậy, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải quyết định đánh vào điểm yếu của hắn, dùng “mỹ nhân kế” tiêu diệt hắn.
Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ háo sắc, nên khi được gặp Trịnh Bình Như xinh đẹp tuyệt trần hắn vui mừng khôn xiết, còn Trịnh Bình Như thì cải trang thành một thiếu nữ chưa từng trải, được cưng chiều nên rất cao ngạo, lúc gần lúc xa với Đinh Mặc Thôn, khiến Đinh Mặc Thôn càng chết mê chết mệt bà. Tổ chức Trung Thống thấy thời cơ đã chín muồi, liền chuẩn bị hành động. Lần đầu tiên, Trịnh Bình Như mời Đinh Mặc Thôn đến thăm nhà. Tổ chức bố trí vài nhân viên đánh úp gần nhà Trịnh Bình Như, nhưng Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ đa nghi, nên khi xe gần đến nhà Trịnh Bình Như hắn đã đổi ý quay xe bỏ đi. Nhiệm vụ ám sát thất bại.Cũng vào lúc này, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải đã đưa Trương Thụy Kinh lên làm chỉ huy, ông lập kế hoạch “thích Đinh” lần 2. Ông ra lệnh cho Trịnh Bình Như mua áo khoác mới và muốn ám sát Đinh Mặc Thôn ở cửa hàng đồ da Siberia. Thật không ngờ, lúc này Trương Thụy Kinh lại bị Lý Sỹ Quần "bắt giữ". Hai người từng là bạn bè với nhau, khi Trương Thụy Kinh và tổ chức đề ra kế hoạch “thích Đinh”, theo ý nguyện của phu nhân Lý Sỹ Quần, để đề phòng kế hoạch bị lộ, họ đã bảo vệ Trương Thụy Kinh, còn tổ chức Trung Thống Thượng Hải không thấy gì bất thường bèn theo kế hoạch đã bàn.Ngày 21/12/1939 Đinh Mặc Thôn đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở Hộ Tây, hắn gọi điện mời Trịnh Bình Như tham gia, ngay lập tức, bà đến Hộ Tây “hộ tống” Đinh Mặc Thôn đến tối. Sau bữa tối, Đinh muốn đến Hồng Khẩu, bà lại muốn đến đường Nam Kinh, hai người ngồi cùng xe, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia ở đường Tịnh An, Trịnh Bình Như đột nhiên muốn mua một chiếc áo khoác và nài nỉ Đinh vào chọn giúp bà. Theo phản ứng nghề nghiệp Đinh Mặc Thôn thấy đây không phải là địa điểm hẹn trước, bèn dừng lại nửa tiếng, thấy không có gì nguy hiểm cả. Hơn nữa Trịnh Bình Như rất muốn hắn đi cùng, nên hắn liền xuống xe với cô. Khi Trịnh Bình Như đang chọn áo, Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện bên ngoài cửa kính có hai người khả nghi đang đánh giá hắn. Biết có chuyện chẳng lành, hắn rút từ trong túi ra một nắm tiền đưa cho nhân viên thu ngân rồi nói với bà: “Em cứ chọn thoải mái, anh đi trước đây.” Nói xong, hắn chạy vội ra cửa. Trịnh Bình Như thấy Đinh Mặc Thôn đột nhiên chạy ra ngoài thì chết trân một lúc, bà muốn đuổi theo hắn nhưng lại thôi.
Những đặc vụ Trung Thống đang lang thang ngoài cửa tiệm không ngờ Đinh Mặc Thôn chạy trốn trước khi Trịnh Bình Như chọn xong áo, nên hơi do dự một lúc. Lợi dụng sơ hở đó hắn chạy qua đường. Lái xe của Đinh Mặc Thôn thấy hắn chạy ra đã nổ máy, mở cửa chờ sẵn. Khi tiếng súng vang lên thì hắn đã chui vào trong xe chống đạn. Mấy người đánh lén do Lý Sỹ Quần phái đến với danh nghĩa “trợ giúp” nên cũng không giúp được gì, việc ám sát thất bại. Nhưng Trịnh Bình Như không cam tâm, bà quyết định đột nhập vào hang ổ địch, đơn thân giết địch. Bà tiếp tục giả vờ niềm nở với Đinh Mặc Thôn, nhưng lại giấu một khẩu súng lục trong người, chờ thời cơ ra tay. Nhưng bà đâu biết Đinh Mặc Thôn đã giăng lưới chờ bà cắn câu. Ngày thứ 3 khi Trịnh Bình Như lái xe vào khu 76 thăm Đinh Mặc Thôn đã bị Lâm Chi Giang, một kẻ thân cận với Đinh Mặc Thôn bắt giữ nhốt vào nhà lao khu 76.
Diệp Cát Khanh vợ của Lý Sỹ Quần sau khi biết tin liền cử Xa Ái Trân, Thẩm Canh Mai đến thẩm vấn, Đinh Mặc Thôn không thể ngăn cản. Trịnh Bình Như phủ nhận quan hệ của bà với Trung Thống, chỉ thừa nhận việc ám sát Đinh Mặc Thôn vì bà quá chán việc bị chơi đùa. Tuy Đinh Mặc Thôn rất tức giận việc bà ám sát mình, nhưng mặt khác lại rất ái mộ sắc đẹp của bà, hắn không muốn giết bà mà chỉ muốn giam cầm bà một thời gian rồi thả ra.
Nhưng vợ của Đinh Mặc Thôn mà Triệu Huệ Mẫn lại bí mật tìm Lâm Chi Giang, trao quyền cho y. Liền đó, Trịnh Bình Như được bí mật chuyển đến số 37 đường Ức Định Bàn. Đinh Mặc Thôn và Lý Sỹ Quần đều không hay biết gì. Trần Bích Quân vợ của Uông Tinh Vệ khuyên bà nên đầu quân cho Nhật nhưng bà không đồng ý. Sau này, chính phủ bù nhìn được Nhật lập nên ở Trung Quốc đề nghị ông Trịnh Anh Bá ra làm quan để đổi lại mạng sống của Bình Như, nhưng ông kiên quyết từ chối dù rất thương con. Người đứng đầu chính phủ bù nhìn rất tức giận kiên quyết đòi giết Trịnh Bình Như. Dù Đinh Mặc Thôn rất thương tiếc bà nhưng cũng không làm gì được.
Tháng 2 năm 1940, chính quyền bù nhìn hạ lệnh bí mật xử bắn Trịnh Bình Như. Một đêm không trăng vào tháng 5, Lâm Chi Giang đảm nhiệm vai trò hành hình áp giải bà ra mảnh đất hoang gần đường Hộ Tây để chấp hành mệnh lệnh. Lúc áp giải bà lên xe, hắn còn lừa bà là áp giải đến Nam Kinh, không lâu sau sẽ được phóng thích. Lúc đến bãi đất hoang, bà đã biết đây là nơi chôn thân của mình. Nhưng bà vẫn rất ung dung, xuống xe, ngẩng cao đầu nhìn trời xanh, thở dài nói với Lâm Chi Giang: “Thanh thiên bạch nhật, hồng nhan bạc phận. Tôi và anh có duyên hội ngộ, nay nếu anh có lòng thì chúng ta cùng trốn đi chẳng muộn. Còn nếu không thì tôi chỉ có đường chết, xin chỉ thương lấy dung mạo này mà đừng bắn vào mặt.” Lâm Chi Giang nhìn hồng nhan một thuở đứng trước mặt mình mà động lòng không ra tay được bèn quay mặt đi ra lệnh cho đội vệ binh tiến lên. Tiếng súng vang lên, Trịnh Bình Như trúng liền ba phát, máu thấm xuống bãi đất hoang vu. Người phụ nữ dịu dàng này đã hy sinh vì nước ở tuổi 23. Trịnh Chấn Đạc tiên sinh đã từng ca ngợi bà là: “Còn oanh liệt hơn cả chết trên chiến trường!”.
Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê Chiết Giang. Bố là Trịnh Việt, hay còn gọi là Trịnh Anh Bá. Ông từng học tại trường Đại học Pháp Chính Nhật Bản, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn, gia nhập hội Đồng Minh, có thể nói ông là vị nguyên lão của Quốc Dân Đảng.
Mẹ bà là Hanako vốn là tiếu thư đài các của dòng họ Kimura nổi tiếng ở Nhật Bản. Hanako rất đồng tình với cách mạng Trung Quốc, hai người kết hôn với nhau rồi bà theo ông về nước, đổi tên thành Trịnh Hoa Quân. Hai người có 5 người con, Trịnh Bình Như là thứ nữ, từ nhỏ đã thông minh hơn người, khéo léo tài tình, lại theo mẹ học tiếng Nhật. Sau này, khi kháng chiến bùng nổ, Trịnh Bình Như kiên quyết tham gia vận động kháng Nhật cứu nước. Sau khi Thượng Hải thất thủ, vì có điều kiện ưu việt (có quan hệ xã hội và vốn tiếng Nhật tốt), bà bí mật tham gia tổ chức tình báo “Trung Thống” của Quốc Dân Đảng, khi đó bà mới 19 tuổi.
Bà là người thông minh sắc sảo, phong thái trang nhã, là người đẹp nổi tiếng của bến Thượng Hải thời bấy giờ. Bà được chọn làm người mẫu ảnh bìa của tạp chí “Lương Hữu” số 130 ra tháng 7 năm 1937, một tạp chí quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng vì thân phận đặc biệt của bà nên tên của bà chỉ được ghi chú là “Cô Trịnh”. Năm 2007, Lý An đã cho ra đời bộ phim “Sắc giới” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trương Ái Linh, nhân vật nữ chính của bộ phim Vương Giai Chi được khắc họa theo hình tượng của Trịnh Bình Như.
Trịnh Bình Như là một nhân viên tình báo xuất sắc, bà dựa vào các mối quan hệ của mẹ để giao thiệp các sĩ quan cấp cao của Nhật. Bà từng gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe và được giới thiệu với con trai của thủ tướng. Konoe đã trúng tiếng sét ái tình khi gặp Trịnh Bình Như. Khi ấy, Trịnh Bình Như nghĩ, nếu bắt cóc thành công Konoe, thủ tướng Nhật sẽ phải nhượng bộ đình chiến, nhờ đó kết thúc chiến tranh giữa 2 nước.
Nhưng cấp trên ra lệnh cho bà dừng ngay “trò chơi” nguy hiểm này, thì Konoe mới thoát khỏi vận mệnh tù nhân chính trị của mình. Trịnh Bình Như dò la được tin tình báo quan trọng Uông Tinh Vệ “có động thái bất thường”, bà báo cáo với chính phủ Trùng Khánh qua đường dây bí mật, nhưng đáng tiếc khi đó chính phủ Trùng Khánh lại không coi trọng. Cho đến khi Uông Tinh Vệ rời Trùng Khánh đầu quân cho địch, thì mới biết đây là tin tình báo mà Trịnh Bình Như có được từ lâu. Cũng chính vì vậy, chính phủ bắt đầu xem trọng bà. Sau đó, họ giao nhiệm vụ giăng lưới tên hán gian Đinh Mặc Thôn cho bà.
Sau khi cuộc chiến bùng phát rộng, ủy viên Quân ủy Trung ương Quốc dân đảng, Thiếu tướng Đinh Mặc Thôn chạy về Thượng Hải, xây dựng một cơ quan mật vụ với mục tiêu phá hoại kháng chiến, tự xưng là đặc vụ Tổng bộ 76. Vì xuất thân từ cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng nên hắn nắm rất vững hoạt động của cơ quan quân sự cấp cao Trung Quốc và Quốc dân đảng. Vì vậy, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải quyết định đánh vào điểm yếu của hắn, dùng “mỹ nhân kế” tiêu diệt hắn.
Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ háo sắc, nên khi được gặp Trịnh Bình Như xinh đẹp tuyệt trần hắn vui mừng khôn xiết, còn Trịnh Bình Như thì cải trang thành một thiếu nữ chưa từng trải, được cưng chiều nên rất cao ngạo, lúc gần lúc xa với Đinh Mặc Thôn, khiến Đinh Mặc Thôn càng chết mê chết mệt bà. Tổ chức Trung Thống thấy thời cơ đã chín muồi, liền chuẩn bị hành động. Lần đầu tiên, Trịnh Bình Như mời Đinh Mặc Thôn đến thăm nhà. Tổ chức bố trí vài nhân viên đánh úp gần nhà Trịnh Bình Như, nhưng Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ đa nghi, nên khi xe gần đến nhà Trịnh Bình Như hắn đã đổi ý quay xe bỏ đi. Nhiệm vụ ám sát thất bại.
Cũng vào lúc này, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải đã đưa Trương Thụy Kinh lên làm chỉ huy, ông lập kế hoạch “thích Đinh” lần 2. Ông ra lệnh cho Trịnh Bình Như mua áo khoác mới và muốn ám sát Đinh Mặc Thôn ở cửa hàng đồ da Siberia. Thật không ngờ, lúc này Trương Thụy Kinh lại bị Lý Sỹ Quần "bắt giữ". Hai người từng là bạn bè với nhau, khi Trương Thụy Kinh và tổ chức đề ra kế hoạch “thích Đinh”, theo ý nguyện của phu nhân Lý Sỹ Quần, để đề phòng kế hoạch bị lộ, họ đã bảo vệ Trương Thụy Kinh, còn tổ chức Trung Thống Thượng Hải không thấy gì bất thường bèn theo kế hoạch đã bàn.
Ngày 21/12/1939 Đinh Mặc Thôn đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở Hộ Tây, hắn gọi điện mời Trịnh Bình Như tham gia, ngay lập tức, bà đến Hộ Tây “hộ tống” Đinh Mặc Thôn đến tối. Sau bữa tối, Đinh muốn đến Hồng Khẩu, bà lại muốn đến đường Nam Kinh, hai người ngồi cùng xe, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia ở đường Tịnh An, Trịnh Bình Như đột nhiên muốn mua một chiếc áo khoác và nài nỉ Đinh vào chọn giúp bà.
Theo phản ứng nghề nghiệp Đinh Mặc Thôn thấy đây không phải là địa điểm hẹn trước, bèn dừng lại nửa tiếng, thấy không có gì nguy hiểm cả. Hơn nữa Trịnh Bình Như rất muốn hắn đi cùng, nên hắn liền xuống xe với cô. Khi Trịnh Bình Như đang chọn áo, Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện bên ngoài cửa kính có hai người khả nghi đang đánh giá hắn. Biết có chuyện chẳng lành, hắn rút từ trong túi ra một nắm tiền đưa cho nhân viên thu ngân rồi nói với bà: “Em cứ chọn thoải mái, anh đi trước đây.” Nói xong, hắn chạy vội ra cửa. Trịnh Bình Như thấy Đinh Mặc Thôn đột nhiên chạy ra ngoài thì chết trân một lúc, bà muốn đuổi theo hắn nhưng lại thôi.
Những đặc vụ Trung Thống đang lang thang ngoài cửa tiệm không ngờ Đinh Mặc Thôn chạy trốn trước khi Trịnh Bình Như chọn xong áo, nên hơi do dự một lúc. Lợi dụng sơ hở đó hắn chạy qua đường. Lái xe của Đinh Mặc Thôn thấy hắn chạy ra đã nổ máy, mở cửa chờ sẵn. Khi tiếng súng vang lên thì hắn đã chui vào trong xe chống đạn. Mấy người đánh lén do Lý Sỹ Quần phái đến với danh nghĩa “trợ giúp” nên cũng không giúp được gì, việc ám sát thất bại. Nhưng Trịnh Bình Như không cam tâm, bà quyết định đột nhập vào hang ổ địch, đơn thân giết địch. Bà tiếp tục giả vờ niềm nở với Đinh Mặc Thôn, nhưng lại giấu một khẩu súng lục trong người, chờ thời cơ ra tay. Nhưng bà đâu biết Đinh Mặc Thôn đã giăng lưới chờ bà cắn câu. Ngày thứ 3 khi Trịnh Bình Như lái xe vào khu 76 thăm Đinh Mặc Thôn đã bị Lâm Chi Giang, một kẻ thân cận với Đinh Mặc Thôn bắt giữ nhốt vào nhà lao khu 76.
Diệp Cát Khanh vợ của Lý Sỹ Quần sau khi biết tin liền cử Xa Ái Trân, Thẩm Canh Mai đến thẩm vấn, Đinh Mặc Thôn không thể ngăn cản. Trịnh Bình Như phủ nhận quan hệ của bà với Trung Thống, chỉ thừa nhận việc ám sát Đinh Mặc Thôn vì bà quá chán việc bị chơi đùa. Tuy Đinh Mặc Thôn rất tức giận việc bà ám sát mình, nhưng mặt khác lại rất ái mộ sắc đẹp của bà, hắn không muốn giết bà mà chỉ muốn giam cầm bà một thời gian rồi thả ra.
Nhưng vợ của Đinh Mặc Thôn mà Triệu Huệ Mẫn lại bí mật tìm Lâm Chi Giang, trao quyền cho y. Liền đó, Trịnh Bình Như được bí mật chuyển đến số 37 đường Ức Định Bàn. Đinh Mặc Thôn và Lý Sỹ Quần đều không hay biết gì. Trần Bích Quân vợ của Uông Tinh Vệ khuyên bà nên đầu quân cho Nhật nhưng bà không đồng ý. Sau này, chính phủ bù nhìn được Nhật lập nên ở Trung Quốc đề nghị ông Trịnh Anh Bá ra làm quan để đổi lại mạng sống của Bình Như, nhưng ông kiên quyết từ chối dù rất thương con. Người đứng đầu chính phủ bù nhìn rất tức giận kiên quyết đòi giết Trịnh Bình Như. Dù Đinh Mặc Thôn rất thương tiếc bà nhưng cũng không làm gì được.
Tháng 2 năm 1940, chính quyền bù nhìn hạ lệnh bí mật xử bắn Trịnh Bình Như. Một đêm không trăng vào tháng 5, Lâm Chi Giang đảm nhiệm vai trò hành hình áp giải bà ra mảnh đất hoang gần đường Hộ Tây để chấp hành mệnh lệnh. Lúc áp giải bà lên xe, hắn còn lừa bà là áp giải đến Nam Kinh, không lâu sau sẽ được phóng thích. Lúc đến bãi đất hoang, bà đã biết đây là nơi chôn thân của mình.
Nhưng bà vẫn rất ung dung, xuống xe, ngẩng cao đầu nhìn trời xanh, thở dài nói với Lâm Chi Giang: “Thanh thiên bạch nhật, hồng nhan bạc phận. Tôi và anh có duyên hội ngộ, nay nếu anh có lòng thì chúng ta cùng trốn đi chẳng muộn. Còn nếu không thì tôi chỉ có đường chết, xin chỉ thương lấy dung mạo này mà đừng bắn vào mặt.” Lâm Chi Giang nhìn hồng nhan một thuở đứng trước mặt mình mà động lòng không ra tay được bèn quay mặt đi ra lệnh cho đội vệ binh tiến lên. Tiếng súng vang lên, Trịnh Bình Như trúng liền ba phát, máu thấm xuống bãi đất hoang vu. Người phụ nữ dịu dàng này đã hy sinh vì nước ở tuổi 23. Trịnh Chấn Đạc tiên sinh đã từng ca ngợi bà là: “Còn oanh liệt hơn cả chết trên chiến trường!”.