Khu Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là một hạng mục có tầm quan trọng đặc biệt của Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Tại khu A của di tích này có một chiếc giếng cổ được đánh giá là độc nhất vô nhị Việt Nam.Theo các chuyên gia khảo cổ học, giếng được xây bằng gạch từ thời Trần, niên đại thế kỷ 13-15. Chiều sâu của giếng là 4 mét.Nét đặc sắc nằm ở chỗ giếng được xây bằng kỹ thuật xếp gạch hình xương cá, với các viên gạch vồ được xếp chéo lên nhau đều đặn và rất đẹp mắt.Đây là chiếc giếng gạch duy nhất có cách thức xây dựng kiểu này được phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long, và cũng là một dạng giếng cổ rất hiếm gặp ở Việt Nam.Di tích còn lại cho đến nay của chiếc giếng chỉ là phần thân giếng nằm dưới lòng đất, còn phần miệng giếng đã mất theo thời gian.Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần.Cận cảnh các múi gạch xếp kiểu xương cá.Không loại trừ khả năng Hoàng thành Thăng Long thời Trần từng tồn tại nhiều chiếc giếng được xây theo kiểu thức độc đáo này.Hiện tại, giếng được duy trì lượng nước ổn định nhờ đường ống dẫn nước từ bên ngoài vào.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Khu Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là một hạng mục có tầm quan trọng đặc biệt của Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Tại khu A của di tích này có một chiếc giếng cổ được đánh giá là độc nhất vô nhị Việt Nam.
Theo các chuyên gia khảo cổ học, giếng được xây bằng gạch từ thời Trần, niên đại thế kỷ 13-15. Chiều sâu của giếng là 4 mét.
Nét đặc sắc nằm ở chỗ giếng được xây bằng kỹ thuật xếp gạch hình xương cá, với các viên gạch vồ được xếp chéo lên nhau đều đặn và rất đẹp mắt.
Đây là chiếc giếng gạch duy nhất có cách thức xây dựng kiểu này được phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long, và cũng là một dạng giếng cổ rất hiếm gặp ở Việt Nam.
Di tích còn lại cho đến nay của chiếc giếng chỉ là phần thân giếng nằm dưới lòng đất, còn phần miệng giếng đã mất theo thời gian.
Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần.
Cận cảnh các múi gạch xếp kiểu xương cá.
Không loại trừ khả năng Hoàng thành Thăng Long thời Trần từng tồn tại nhiều chiếc giếng được xây theo kiểu thức độc đáo này.
Hiện tại, giếng được duy trì lượng nước ổn định nhờ đường ống dẫn nước từ bên ngoài vào.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.