Phố Hàng Chiếu là một con phố dài 280 mét, kéo dài từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Mã - Hàng Đường ở phố cổ Hà Nội. Lịch sử con phố này có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng tường tận.Phố Hàng Chiếu hình thành trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Tên gọi Hàng Chiếu xuất phát từ việc thời xưa nhiều hộ trên phố chuyên bán chiếu trơn. Chiếu không được sản xuất ở phố mà nhập bằng đường thủy về bến sông Tô gần đó.Vào năm 1873 Francis Garnier đã tiến quân vào Hàng Chiếu để đánh thành Hà Nội. Tại cửa ô Đông Hà ở đầu phố, viên quan Chưởng Cơ – chỉ huy vệ binh, đã cùng với khoảng 100 binh lính chiến đấu và anh dũng hi sinh. Từ đó ô Đông Hà được gọi là ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự kiện bi hùng này.Hàng Chiếu là con phố đầu tiên Pháp có ý định mở mang sau khi chiếm được Hà Nội. Năm 1888, người Pháp đốt trụi cả dãy phố rồi chiếm đất hoặc cưỡng ép người dân bán lại nhà với giá rẻ. Phố được tái thiết với vỉa hè, cây xanh, cột đèn như bên Pháp nên người dân còn gọi là phố Mới.Vào thập niên 1910, người Pháp đặt tên phố Hàng Chiếu là Jean Dupuis theo tên một nhà thám hiểm người Pháp nổi tiếng, còn đoạn phố bên ngoài Ô Quan Chưởng là phố Nattes en Joncs (phố Chiếu Cói), nay là phố Ô Quan Chưởng.Năm 1945, phố Jean Dupuis nhập với phố Nattes en Joncs thành phố Hàng Chiếu. Năm 1949 phố Hàng Chiếu tách thành phố Hàng Chiếu và phố Ô Quan Chưởng như bây giờ.Ngoài các tên gọi đã đề cập, trong quá khứ phố Hàng Chiếu còn có tên khác là phố Đông Hà (theo tên cửa ô Đông Hà - ô Quan Chưởng) và phố Hàng Bát, có thể là do nơi đây bán nhiều đồ chén bát bằng sứ nhập theo đường thủy từ làng Bát Tràng.Vào thời thuộc địa, ở đầu phố có các cửa hàng chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp nên khu vực này được chính quyền thực dân bảo vệ rất nghiêm ngặt.Sau Cách mạng tháng 8/1945, phố Hàng Chiếu chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng của Hà Nội. Khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Hàng Chiếu là trung tâm chỉ huy của Liên khu I. Lực lượng của ta đã đứng vững trên phố cho tới đêm 17/2/1947, khi Trung đoàn Thủ đô rút ra ngoại thành.Ngày nay phố Hàng Chiếu là một trong những khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội. Mặt hàng chính được bày bán trên phố là các loại chiếu, theo tập quán được truyền qua các thế hệ.Trong 36 phố phường Hà Nội thời hiện đại, Hàng Chiếu là một trong số ít khu phố còn chuyên doanh mặt hàng đặc trưng đúng với tên gọi của phố.Các chủng loại chiếu ở phố Hàng Chiếu ngày nay phong phú hơn xưa rất nhiều. Bên cạnh chiếu cói kiểu truyền thống còn có các loại chiếu mới như chiếc nhựa, chiếu tre, chiếu hạt gỗ...Ngoài ra còn có các đồ thủ công đan bằng cói, lạt tre.Các mặt hàng khác được chuyên danh trên phố Hàng Chiếu là phông bạt, túi nylon, dây dù, dây thừng, chăn nệm, thảm trải sàn...Về ẩm thực, phố Hàng Chiếu được biết đến như một “trung tâm” mỳ vằn thắn (mỳ hoành thánh) của Hà Nội, với sự hiện diện của nhiều quán mỳ trên phố.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Chiếu.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Chiếu là một con phố dài 280 mét, kéo dài từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Mã - Hàng Đường ở phố cổ Hà Nội. Lịch sử con phố này có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng tường tận.
Phố Hàng Chiếu hình thành trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Tên gọi Hàng Chiếu xuất phát từ việc thời xưa nhiều hộ trên phố chuyên bán chiếu trơn. Chiếu không được sản xuất ở phố mà nhập bằng đường thủy về bến sông Tô gần đó.
Vào năm 1873 Francis Garnier đã tiến quân vào Hàng Chiếu để đánh thành Hà Nội. Tại cửa ô Đông Hà ở đầu phố, viên quan Chưởng Cơ – chỉ huy vệ binh, đã cùng với khoảng 100 binh lính chiến đấu và anh dũng hi sinh. Từ đó ô Đông Hà được gọi là ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự kiện bi hùng này.
Hàng Chiếu là con phố đầu tiên Pháp có ý định mở mang sau khi chiếm được Hà Nội. Năm 1888, người Pháp đốt trụi cả dãy phố rồi chiếm đất hoặc cưỡng ép người dân bán lại nhà với giá rẻ. Phố được tái thiết với vỉa hè, cây xanh, cột đèn như bên Pháp nên người dân còn gọi là phố Mới.
Vào thập niên 1910, người Pháp đặt tên phố Hàng Chiếu là Jean Dupuis theo tên một nhà thám hiểm người Pháp nổi tiếng, còn đoạn phố bên ngoài Ô Quan Chưởng là phố Nattes en Joncs (phố Chiếu Cói), nay là phố Ô Quan Chưởng.
Năm 1945, phố Jean Dupuis nhập với phố Nattes en Joncs thành phố Hàng Chiếu. Năm 1949 phố Hàng Chiếu tách thành phố Hàng Chiếu và phố Ô Quan Chưởng như bây giờ.
Ngoài các tên gọi đã đề cập, trong quá khứ phố Hàng Chiếu còn có tên khác là phố Đông Hà (theo tên cửa ô Đông Hà - ô Quan Chưởng) và phố Hàng Bát, có thể là do nơi đây bán nhiều đồ chén bát bằng sứ nhập theo đường thủy từ làng Bát Tràng.
Vào thời thuộc địa, ở đầu phố có các cửa hàng chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp nên khu vực này được chính quyền thực dân bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, phố Hàng Chiếu chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng của Hà Nội. Khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Hàng Chiếu là trung tâm chỉ huy của Liên khu I. Lực lượng của ta đã đứng vững trên phố cho tới đêm 17/2/1947, khi Trung đoàn Thủ đô rút ra ngoại thành.
Ngày nay phố Hàng Chiếu là một trong những khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội. Mặt hàng chính được bày bán trên phố là các loại chiếu, theo tập quán được truyền qua các thế hệ.
Trong 36 phố phường Hà Nội thời hiện đại, Hàng Chiếu là một trong số ít khu phố còn chuyên doanh mặt hàng đặc trưng đúng với tên gọi của phố.
Các chủng loại chiếu ở phố Hàng Chiếu ngày nay phong phú hơn xưa rất nhiều. Bên cạnh chiếu cói kiểu truyền thống còn có các loại chiếu mới như chiếc nhựa, chiếu tre, chiếu hạt gỗ...
Ngoài ra còn có các đồ thủ công đan bằng cói, lạt tre.
Các mặt hàng khác được chuyên danh trên phố Hàng Chiếu là phông bạt, túi nylon, dây dù, dây thừng, chăn nệm, thảm trải sàn...
Về ẩm thực, phố Hàng Chiếu được biết đến như một “trung tâm” mỳ vằn thắn (mỳ hoành thánh) của Hà Nội, với sự hiện diện của nhiều quán mỳ trên phố.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Chiếu.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.