Nữ hoàng tuyệt sắc Cleopatra của Ai Cập là một trong những người phụ nữ quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Bà là pharaoh cuối cùng của triều đại Ptolemy cai trị Ai Cập cổ đại. Theo sử sách, Nữ hoàng Cleopatra không phải là người gốc Ai Cập. Thay vào đó, bà là người gốc Macedonia. Khác với nhiều pharaoh đi trước, bà là nhà cầm quyền đầu tiên của đế chế Ptolemy học ngôn ngữ Ai Cập.Nữ hoàng Cleopatra cai trị Ai Cập và các vùng lân cận giai đoạn từ năm 305 trước Công nguyên - 30 trước Công nguyên. Ban đầu, bà cai trị Ai Cập cùng với em trai Ptolemy XIII (11 tuổi) sau khi vua cha qua đời vào năm 51 trước Công nguyên. Theo "truyền thống" của vương triều Ptolemy, Ai Cập cần có 2 người (1 nam, 1 nữ) cai trị đất nước. Họ phải kết hôn với anh chị em ruột để duy trì quyền lực và dòng máu hoàng tộc thuần khiết.Do 2 chị gái đầu trong nhà đã chết nên Ptolemy XIII cưới người chị thứ 3 là Cleopatra (khi đó 18 tuổi) để cùng nhau cai quản đất nước. Là người thông minh và tham vọng, Nữ hoàng Cleopatra dùng nhiều cách để thâu tóm quyền lực, mở rộng ảnh hưởng, thậm chí tìm cách hạ bệ em trai và cũng là chồng của mình - pharaoh Ptolemy XIII.Đến mùa hè năm 49 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy XIII được thái giám Pothinus đồng thời là thầy giáo làm nhiếp chính đã đánh bại Nữ hoàng Cleopatra trong cuộc tranh chấp quyền lực. Theo đó, bà hoàng này phải trốn chạy tới Syria. Trong thời gian sống lưu vong và tìm cách trở lại ngai vàng, Cleopatra đã gặp được danh tướng La Mã Julius Caesar. Bà đã dùng nhan sắc, tài ăn nói và sự quyến rũ của mình để chiếm được trái tim người đàn ông quyền lực của La Mã.Sau đó, Cleopatra được Caesar giúp đỡ, lật đổ Ptolemy XIII để trở thành nữ hoàng nắm giữ quyền lực tối cao tại Ai Cập. Tháng 1 năm 47 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy XIII chết đuối ở sông Nile trong lúc chạy trốn. Dù trở lại ngai vàng nhưng Cleopatra không thể tự cai trị Ai Cập một mình. Bà phải kết hôn với em trai còn lại - Ptolemy XIV theo "truyền thống" được duy trì hàng năm năm. Tuy nhiên, quyền lực vẫn nằm trong tay bà.Do được người tình Caesar "chống lưng" nên Nữ hoàng Cleopatra ngồi vững trên ngai vàng. Đến tháng 3 năm 44 trước Công nguyên, Caesar bị ám sát và tử vong. Bốn tháng sau, pharaoh Ptolemy XIV qua đời một cách bí ẩn. Một số người cho rằng, Nữ hoàng Cleopatra đã đầu độc em trai để đưa con trai Caesarion, 3 tuổi, lên ngai vàng, đồng cai trị với mình. Theo đó, quyền lực tập trung vào hết Nữ hoàng Cleopatra.Đến năm 41 trước Công nguyên, Nữ hoàng Cleopatra muốn ổn định Ai Cập, không muốn bị La Mã thôn tính nên đã quyến rũ danh tướng Mark Antony. Theo đó, bà hoàng này sinh cho người tình một cặp sinh đôi và tận hưởng cuộc sống xa hoa.Theo một số nguồn tin, Nữ hoàng Cleopatra đã lợi dụng quyền lực của người tình sát hại em gái Arsinoe IV để phòng trừ hậu họa, không còn anh chị em nào trong gia đình tranh đoạt ngai vàng với mình.Tuy nhiên, mối tình của Nữ hoàng Cleopatra và Mark Antony bị người La Mã căm ghét, quay lưng do vị tướng này dốc sức bảo vệ người tình, giúp bà "hô mưa gọi gió" ở Ai Cập. Thậm chí, ông hoàng La Mã Octavian còn tuyên chiến chống lại Nữ hoàng Cleopatra và danh tướng phản bội La Mã.Cuộc chiến giữa 2 bên kết thúc vào năm 30 trước Công nguyên khi lực lượng Ai Cập bị quân của Octavian đánh bại ở Alexandria. Biết không thể lật ngược tình thế, Nữ hoàng Cleopatra và Mark Antony đã tự sát. Sau đó, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế chế La Mã hùng mạnh.Mời độc giả xem video: Bí ẩn cung điện của Cleopatra dưới lòng đại dương.
Nữ hoàng tuyệt sắc Cleopatra của Ai Cập là một trong những người phụ nữ quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Bà là pharaoh cuối cùng của triều đại Ptolemy cai trị Ai Cập cổ đại. Theo sử sách, Nữ hoàng Cleopatra không phải là người gốc Ai Cập. Thay vào đó, bà là người gốc Macedonia. Khác với nhiều pharaoh đi trước, bà là nhà cầm quyền đầu tiên của đế chế Ptolemy học ngôn ngữ Ai Cập.
Nữ hoàng Cleopatra cai trị Ai Cập và các vùng lân cận giai đoạn từ năm 305 trước Công nguyên - 30 trước Công nguyên. Ban đầu, bà cai trị Ai Cập cùng với em trai Ptolemy XIII (11 tuổi) sau khi vua cha qua đời vào năm 51 trước Công nguyên. Theo "truyền thống" của vương triều Ptolemy, Ai Cập cần có 2 người (1 nam, 1 nữ) cai trị đất nước. Họ phải kết hôn với anh chị em ruột để duy trì quyền lực và dòng máu hoàng tộc thuần khiết.
Do 2 chị gái đầu trong nhà đã chết nên Ptolemy XIII cưới người chị thứ 3 là Cleopatra (khi đó 18 tuổi) để cùng nhau cai quản đất nước. Là người thông minh và tham vọng, Nữ hoàng Cleopatra dùng nhiều cách để thâu tóm quyền lực, mở rộng ảnh hưởng, thậm chí tìm cách hạ bệ em trai và cũng là chồng của mình - pharaoh Ptolemy XIII.
Đến mùa hè năm 49 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy XIII được thái giám Pothinus đồng thời là thầy giáo làm nhiếp chính đã đánh bại Nữ hoàng Cleopatra trong cuộc tranh chấp quyền lực. Theo đó, bà hoàng này phải trốn chạy tới Syria. Trong thời gian sống lưu vong và tìm cách trở lại ngai vàng, Cleopatra đã gặp được danh tướng La Mã Julius Caesar. Bà đã dùng nhan sắc, tài ăn nói và sự quyến rũ của mình để chiếm được trái tim người đàn ông quyền lực của La Mã.
Sau đó, Cleopatra được Caesar giúp đỡ, lật đổ Ptolemy XIII để trở thành nữ hoàng nắm giữ quyền lực tối cao tại Ai Cập. Tháng 1 năm 47 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy XIII chết đuối ở sông Nile trong lúc chạy trốn. Dù trở lại ngai vàng nhưng Cleopatra không thể tự cai trị Ai Cập một mình. Bà phải kết hôn với em trai còn lại - Ptolemy XIV theo "truyền thống" được duy trì hàng năm năm. Tuy nhiên, quyền lực vẫn nằm trong tay bà.
Do được người tình Caesar "chống lưng" nên Nữ hoàng Cleopatra ngồi vững trên ngai vàng. Đến tháng 3 năm 44 trước Công nguyên, Caesar bị ám sát và tử vong. Bốn tháng sau, pharaoh Ptolemy XIV qua đời một cách bí ẩn. Một số người cho rằng, Nữ hoàng Cleopatra đã đầu độc em trai để đưa con trai Caesarion, 3 tuổi, lên ngai vàng, đồng cai trị với mình. Theo đó, quyền lực tập trung vào hết Nữ hoàng Cleopatra.
Đến năm 41 trước Công nguyên, Nữ hoàng Cleopatra muốn ổn định Ai Cập, không muốn bị La Mã thôn tính nên đã quyến rũ danh tướng Mark Antony. Theo đó, bà hoàng này sinh cho người tình một cặp sinh đôi và tận hưởng cuộc sống xa hoa.
Theo một số nguồn tin, Nữ hoàng Cleopatra đã lợi dụng quyền lực của người tình sát hại em gái Arsinoe IV để phòng trừ hậu họa, không còn anh chị em nào trong gia đình tranh đoạt ngai vàng với mình.
Tuy nhiên, mối tình của Nữ hoàng Cleopatra và Mark Antony bị người La Mã căm ghét, quay lưng do vị tướng này dốc sức bảo vệ người tình, giúp bà "hô mưa gọi gió" ở Ai Cập. Thậm chí, ông hoàng La Mã Octavian còn tuyên chiến chống lại Nữ hoàng Cleopatra và danh tướng phản bội La Mã.
Cuộc chiến giữa 2 bên kết thúc vào năm 30 trước Công nguyên khi lực lượng Ai Cập bị quân của Octavian đánh bại ở Alexandria. Biết không thể lật ngược tình thế, Nữ hoàng Cleopatra và Mark Antony đã tự sát. Sau đó, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế chế La Mã hùng mạnh.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn cung điện của Cleopatra dưới lòng đại dương.