1. Andrew Johnson - Tổng thống Mỹ (1868). Andrew Johnson trở thành Tổng thống Mỹ sau khi Abraham Lincoln bị ám sát. Ông mâu thuẫn với Quốc hội Mỹ về việc tái thiết miền Nam sau Nội chiến. Ảnh: Pinterest.Johnson đã bị cáo buộc vi phạm Luật Nhiệm kỳ vì sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton mà không có sự chấp thuận của Thượng viện. Ông bị Hạ viện luận tội nhưng được Thượng viện tha bổng với chênh lệch một phiếu. Ảnh: Britannica. 2. Richard Nixon - Tổng thống Mỹ (1974). Nixon bị cáo buộc lạm quyền, cản trở tư pháp và coi thường Quốc hội do vụ bê bối Watergate, liên quan đến việc chính quyền ông chỉ đạo việc ghe lén bất hợp pháp tại trụ sở của Đảng Dân chủ và che đậy sự việc. Ảnh: Pinterest.Kế hoạch luận tội Tổng thống Mỹ đã được công bố. Nhưng trước khi bị luận tội, Nixon từ chức vào ngày 8/8/1974, trở thành Tổng thống Mỹ duy nhất từ chức trong lịch sử. Ảnh: Pinterest. 3. Bill Clinton - Tổng thống Mỹ (1998). Clinton bị điều tra vì có quan hệ tình cảm ngoài luồng với thực tập sinh Nhà Trắng, Monica Lewinsky, và bị cáo buộc khai man. Ông bị luận tội với hai cáo buộc: khai man trước bồi thẩm đoàn và cản trở công lý. Ảnh: Pinterest.Kết quả: Thượng viện tuyên bố Tổng thống Mỹ vô tội. Ông Clinton tiếp tục tại vị đến hết nhiệm kỳ. Ảnh: Pinterest. 4. Donald Trump - Tổng thống Mỹ (2019 và 2021). Ông Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất bị luận tội hai lần trong nhiệm kỳ. Năm 2019, ông bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội liên quan đến việc gây áp lực lên Ukraine để điều tra đối thủ chính trị Joe Biden. Ảnh: Pinterest.Năm 2021, Tổng thống Trump lại bị luận tội vì kích động bạo loạn trong vụ tấn công Điện Capitol ngày 6/1/2021. Kết quả: Cả hai lần, Thượng viện đều tha bổng cho ông Trump. Ảnh: Pinterest. 5. Park Geun-hye - Tổng thống Hàn Quốc (2016). Tổng thống Park Geun-hye bị cáo buộc cấu kết với bạn thân Choi Soon-sil để tham nhũng và lạm quyền. Các nhà điều tra cho rằng, bà đã sử dụng quyền lực để ép các tập đoàn lớn (như Samsung) quyên góp tiền vào các quỹ của Choi Soon-sil . Ảnh: Pinterest.Quốc hội Hàn Quốc luận tội Park vào tháng 12/2016, Tòa án Hiến pháp phê chuẩn việc phế truất vào tháng 3/2017. Bà trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị phế truất. Ảnh: Pinterest. 6. Dilma Rousseff - Tổng thống Brazil (2016). Tổng thống Rousseff bị cáo buộc vi phạm các quy tắc ngân sách quốc gia bằng cách che giấu thâm hụt tài chính trong các báo cáo ngân sách. Bà bị buộc tội thao túng tài chính để tạo lợi thế trong chiến dịch tái tranh cử. Ảnh: Pinterest.Kết quả: Quốc hội Brazil bỏ phiếu thông qua việc luận tội và phế truất Tổng thống Rousseff vào tháng 8/2016. Ảnh: Pinterest. 7. Yoon Suk Yeol - Tổng thống Hàn Quốc (2024). Tháng 12/2024, Tổng thống Yoon bị cấm rời khỏi đất nước và đối mặt với cuộc điều tra hình sự vì cáo buộc nổi loạn liên quan đến tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12. Ảnh: Pinterest.Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. 204/300 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon, mở đường cho quá trình bãi nhiệm vị Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc. Ảnh: Pinterest.
1. Andrew Johnson - Tổng thống Mỹ (1868). Andrew Johnson trở thành Tổng thống Mỹ sau khi Abraham Lincoln bị ám sát. Ông mâu thuẫn với Quốc hội Mỹ về việc tái thiết miền Nam sau Nội chiến. Ảnh: Pinterest.
Johnson đã bị cáo buộc vi phạm Luật Nhiệm kỳ vì sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton mà không có sự chấp thuận của Thượng viện. Ông bị Hạ viện luận tội nhưng được Thượng viện tha bổng với chênh lệch một phiếu. Ảnh: Britannica.
2. Richard Nixon - Tổng thống Mỹ (1974). Nixon bị cáo buộc lạm quyền, cản trở tư pháp và coi thường Quốc hội do vụ bê bối Watergate, liên quan đến việc chính quyền ông chỉ đạo việc ghe lén bất hợp pháp tại trụ sở của Đảng Dân chủ và che đậy sự việc. Ảnh: Pinterest.
Kế hoạch luận tội Tổng thống Mỹ đã được công bố. Nhưng trước khi bị luận tội, Nixon từ chức vào ngày 8/8/1974, trở thành Tổng thống Mỹ duy nhất từ chức trong lịch sử. Ảnh: Pinterest.
3. Bill Clinton - Tổng thống Mỹ (1998). Clinton bị điều tra vì có quan hệ tình cảm ngoài luồng với thực tập sinh Nhà Trắng, Monica Lewinsky, và bị cáo buộc khai man. Ông bị luận tội với hai cáo buộc: khai man trước bồi thẩm đoàn và cản trở công lý. Ảnh: Pinterest.
Kết quả: Thượng viện tuyên bố Tổng thống Mỹ vô tội. Ông Clinton tiếp tục tại vị đến hết nhiệm kỳ. Ảnh: Pinterest.
4. Donald Trump - Tổng thống Mỹ (2019 và 2021). Ông Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất bị luận tội hai lần trong nhiệm kỳ. Năm 2019, ông bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội liên quan đến việc gây áp lực lên Ukraine để điều tra đối thủ chính trị Joe Biden. Ảnh: Pinterest.
Năm 2021, Tổng thống Trump lại bị luận tội vì kích động bạo loạn trong vụ tấn công Điện Capitol ngày 6/1/2021. Kết quả: Cả hai lần, Thượng viện đều tha bổng cho ông Trump. Ảnh: Pinterest.
5. Park Geun-hye - Tổng thống Hàn Quốc (2016). Tổng thống Park Geun-hye bị cáo buộc cấu kết với bạn thân Choi Soon-sil để tham nhũng và lạm quyền. Các nhà điều tra cho rằng, bà đã sử dụng quyền lực để ép các tập đoàn lớn (như Samsung) quyên góp tiền vào các quỹ của Choi Soon-sil . Ảnh: Pinterest.
Quốc hội Hàn Quốc luận tội Park vào tháng 12/2016, Tòa án Hiến pháp phê chuẩn việc phế truất vào tháng 3/2017. Bà trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị phế truất. Ảnh: Pinterest.
6. Dilma Rousseff - Tổng thống Brazil (2016). Tổng thống Rousseff bị cáo buộc vi phạm các quy tắc ngân sách quốc gia bằng cách che giấu thâm hụt tài chính trong các báo cáo ngân sách. Bà bị buộc tội thao túng tài chính để tạo lợi thế trong chiến dịch tái tranh cử. Ảnh: Pinterest.
Kết quả: Quốc hội Brazil bỏ phiếu thông qua việc luận tội và phế truất Tổng thống Rousseff vào tháng 8/2016. Ảnh: Pinterest.
7. Yoon Suk Yeol - Tổng thống Hàn Quốc (2024). Tháng 12/2024, Tổng thống Yoon bị cấm rời khỏi đất nước và đối mặt với cuộc điều tra hình sự vì cáo buộc nổi loạn liên quan đến tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12. Ảnh: Pinterest.
Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. 204/300 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon, mở đường cho quá trình bãi nhiệm vị Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc. Ảnh: Pinterest.