Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt là nơi lưu giữ hơn 3 vạn tấm mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ thể hiện các tư liệu chữ Hán, một số tấm mộc bản trong kho tàng này còn mang nội dung khác lạ.Đó là các bản khắc tác phẩm hội họa, họa tiết, hoa văn... được tạo tác rất kỳ công, sinh động, mang đậm chất mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn. (Hình chụp lại từ tư liệu của Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV).Các mộc bản này thể hiện hình ảnh các loại vật dụng, hoa lá, linh vật, mô-típ trang trí kiến trúc..., được dùng làm hình ảnh minh họa cho các tài liệu của triều đình.Đặc biệt, có những tấm mộc bản khắc hình bản đồ, sơ đồ, là loại mộc bản hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.Dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng khi đem in, các đường nét được ra trên trên giấy vẫn đẹp, rõ và vô cùng sắc nét, cho thấy kỹ thuật khắc in thời Nguyễn đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh xảo như thế nào.Có thể nói những tấm mộc bản này là sự kế thừa tinh hoa và phát triển đến đỉnh cao của nghề in khắc mộc bản - một nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.Ngược dòng thời gian, từ nhiều thế kỷ trước, kỹ thuật in khắc mộc bản đã phổ biến khắp ba miền, hình thành nên những khu vực, làng nghề in khắc mộc bản chuyên nghiệp.Nghề thủ công này phát triển và phân hóa thành nhiều ngành nghệ khác nhau như in sách, in dấu, in tranh.Trên cơ sở vận dụng kỹ thuật in khắc mộc bản, người Việt đã hình thành nên một loại hình mỹ thuật dân gian độc đáo, thuần Việt, đó là tranh in khắc.Vào thời nhà Nguyễn, các dòng tranh in khắc đã nở rộ, hình thành nên nhiều phường, làng tranh dân gian, để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn hóa truyền thống.Những tấm mộc bản mang sắc thái hội họa của triều Nguyễn chính là một phần quan trọng trong kho tàng nghệ thuật đặc sắc này.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt là nơi lưu giữ hơn 3 vạn tấm mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ thể hiện các tư liệu chữ Hán, một số tấm mộc bản trong kho tàng này còn mang nội dung khác lạ.
Đó là các bản khắc tác phẩm hội họa, họa tiết, hoa văn... được tạo tác rất kỳ công, sinh động, mang đậm chất mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn. (Hình chụp lại từ tư liệu của Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV).
Các mộc bản này thể hiện hình ảnh các loại vật dụng, hoa lá, linh vật, mô-típ trang trí kiến trúc..., được dùng làm hình ảnh minh họa cho các tài liệu của triều đình.
Đặc biệt, có những tấm mộc bản khắc hình bản đồ, sơ đồ, là loại mộc bản hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng khi đem in, các đường nét được ra trên trên giấy vẫn đẹp, rõ và vô cùng sắc nét, cho thấy kỹ thuật khắc in thời Nguyễn đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh xảo như thế nào.
Có thể nói những tấm mộc bản này là sự kế thừa tinh hoa và phát triển đến đỉnh cao của nghề in khắc mộc bản - một nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, từ nhiều thế kỷ trước, kỹ thuật in khắc mộc bản đã phổ biến khắp ba miền, hình thành nên những khu vực, làng nghề in khắc mộc bản chuyên nghiệp.
Nghề thủ công này phát triển và phân hóa thành nhiều ngành nghệ khác nhau như in sách, in dấu, in tranh.
Trên cơ sở vận dụng kỹ thuật in khắc mộc bản, người Việt đã hình thành nên một loại hình mỹ thuật dân gian độc đáo, thuần Việt, đó là tranh in khắc.
Vào thời nhà Nguyễn, các dòng tranh in khắc đã nở rộ, hình thành nên nhiều phường, làng tranh dân gian, để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn hóa truyền thống.
Những tấm mộc bản mang sắc thái hội họa của triều Nguyễn chính là một phần quan trọng trong kho tàng nghệ thuật đặc sắc này.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.