Theo ghi chép, hoàng đế Trung Quốc thời nhà Thanh thường chọn phi tần để thị tẩm vào mỗi đêm bằng cách lật thẻ bài. Theo đó, phi tần được nhà vua lật thẻ bài thị tẩm sẽ phải tắm gội sạch sẽ, trút bỏ toàn bộ quần áo, trang sức trên người. Kế đến, thái giám dùng thảm lụa bọc kín phi tần rồi đặt sẵn lên long sàng (giường ngủ của nhà vua).Sau khi được hoàng đế thị tẩm, phi tần đó sẽ lại được thái giám bọc lại, đưa trở về cung của mình. Những phi tần quá 25 tuổi thường sẽ không được nhà vua lật thẻ bài để thị tẩm. Sở dĩ các phi tần phải trút bỏ toàn bộ quần áo trước khi lên long sàng là vì sự an nguy của hoàng đế.Do lo sợ phi tần có thể giấu vũ khí như dao hay ám khí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hoàng đế nên nhà Thanh quy định tất cả mỹ nhân đều phải cởi toàn bộ quần áo rồi được bọc trong vải lụa mang tới tẩm điện của nhà vua để thị tẩm. Quy định cởi đồ này khiến nhiều hoàng đế bị tụt hứng, giảm nhu cầu, làm cho có lệ khi thị tẩm phi tần.Ngoài ra, trong quá trình thị tẩm phi tần, hoàng đế không thể tận hưởng trọn vẹn "cuộc vui" bởi bên ngoài cửa luôn có thái giám đừng hầu. Những hoạn quan này làm nhiệm vụ giám sát, ghi chép chặt chẽ về ngày giờ thị tẩm phi tần nào để xác định thời gian thai kỳ, xem đứa trẻ có đúng là con hoàng đế hay không.Nếu như hoàng đế "vui vẻ" với phi tần trong thời gian quá dài thì thái giám đứng ngoài cửa sẽ nói lớn: "Thỉnh hoàng thượng chú ý long thể". Câu nói này của thái giám nhằm giục hoàng đế hãy sớm kết thúc việc thị tẩm.Khi đang thăng hoa bên người đẹp, hoàng đế nghe thấy giọng nói của thái giám thường chán nản, bực mình. Nếu hoàng đế cố tình không để ý, sau 3 lần nói lớn như trên, thái giám được phép đi vào phòng và đưa phi tần ra ngoài.Do đó, khi nghe tiếng thái giám nhắc nhở thời gian thị tẩm đã hết, hoàng đế dù bất mãn, khó chịu đến đâu cũng sẽ dừng "cuộc vui" lại để tránh bị kẻ hầu người hạ nhìn thấy cảnh hoan lạc của mình.Sau khi hoàng đế thị tẩm xong, thái giám còn hỏi: "Giữ hay không giữ". Nếu hoàng đế nói "Giữ", thái giám sẽ đưa phi tử trở về cung điện nghỉ ngơi và nếu may mắn thì sau đó có thể mang long thai. Ngược lại, hoàng đế nói "Bỏ" thì thái giám sẽ đưa phi tần tới chỗ nữ quan để bấm huyệt hoặc cho uống thuốc để họ không thể có thai.Dù yêu chiều sủng phi nào hết mực thì hoàng đế cũng không thể ở cả đêm bên họ. Bởi lẽ, theo quan niệm người xưa, một khắc xuân tiêu đáng giá ngàn vàng nên nếu hoàng đế không thể tiết chế, trầm mê nữ sắc, có thể khiến long thể bị tổn thương, sức khỏe sa sút. Sức khỏe của hoàng đế ảnh hưởng trực tiếp đến vận thế của quốc gia nên không thể "vui vẻ" với mỹ nhân cả đêm.Lý do tiếp theo là nếu hoàng đế ở bên phi tần cả đêm thì mỹ nhân đó có thể cầu xin đủ thứ, can thiệp vào chuyện triều chính. Do đó, bậc đế vương không thể thoải mái ở bên phi tần, tận hưởng niềm vui vợ chồng vì phải tuân thủ nhiều quy định cũng như tính toán để không ảnh hưởng việc nước. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Theo ghi chép, hoàng đế Trung Quốc thời nhà Thanh thường chọn phi tần để thị tẩm vào mỗi đêm bằng cách lật thẻ bài. Theo đó, phi tần được nhà vua lật thẻ bài thị tẩm sẽ phải tắm gội sạch sẽ, trút bỏ toàn bộ quần áo, trang sức trên người. Kế đến, thái giám dùng thảm lụa bọc kín phi tần rồi đặt sẵn lên long sàng (giường ngủ của nhà vua).
Sau khi được hoàng đế thị tẩm, phi tần đó sẽ lại được thái giám bọc lại, đưa trở về cung của mình. Những phi tần quá 25 tuổi thường sẽ không được nhà vua lật thẻ bài để thị tẩm. Sở dĩ các phi tần phải trút bỏ toàn bộ quần áo trước khi lên long sàng là vì sự an nguy của hoàng đế.
Do lo sợ phi tần có thể giấu vũ khí như dao hay ám khí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hoàng đế nên nhà Thanh quy định tất cả mỹ nhân đều phải cởi toàn bộ quần áo rồi được bọc trong vải lụa mang tới tẩm điện của nhà vua để thị tẩm. Quy định cởi đồ này khiến nhiều hoàng đế bị tụt hứng, giảm nhu cầu, làm cho có lệ khi thị tẩm phi tần.
Ngoài ra, trong quá trình thị tẩm phi tần, hoàng đế không thể tận hưởng trọn vẹn "cuộc vui" bởi bên ngoài cửa luôn có thái giám đừng hầu. Những hoạn quan này làm nhiệm vụ giám sát, ghi chép chặt chẽ về ngày giờ thị tẩm phi tần nào để xác định thời gian thai kỳ, xem đứa trẻ có đúng là con hoàng đế hay không.
Nếu như hoàng đế "vui vẻ" với phi tần trong thời gian quá dài thì thái giám đứng ngoài cửa sẽ nói lớn: "Thỉnh hoàng thượng chú ý long thể". Câu nói này của thái giám nhằm giục hoàng đế hãy sớm kết thúc việc thị tẩm.
Khi đang thăng hoa bên người đẹp, hoàng đế nghe thấy giọng nói của thái giám thường chán nản, bực mình. Nếu hoàng đế cố tình không để ý, sau 3 lần nói lớn như trên, thái giám được phép đi vào phòng và đưa phi tần ra ngoài.
Do đó, khi nghe tiếng thái giám nhắc nhở thời gian thị tẩm đã hết, hoàng đế dù bất mãn, khó chịu đến đâu cũng sẽ dừng "cuộc vui" lại để tránh bị kẻ hầu người hạ nhìn thấy cảnh hoan lạc của mình.
Sau khi hoàng đế thị tẩm xong, thái giám còn hỏi: "Giữ hay không giữ". Nếu hoàng đế nói "Giữ", thái giám sẽ đưa phi tử trở về cung điện nghỉ ngơi và nếu may mắn thì sau đó có thể mang long thai. Ngược lại, hoàng đế nói "Bỏ" thì thái giám sẽ đưa phi tần tới chỗ nữ quan để bấm huyệt hoặc cho uống thuốc để họ không thể có thai.
Dù yêu chiều sủng phi nào hết mực thì hoàng đế cũng không thể ở cả đêm bên họ. Bởi lẽ, theo quan niệm người xưa, một khắc xuân tiêu đáng giá ngàn vàng nên nếu hoàng đế không thể tiết chế, trầm mê nữ sắc, có thể khiến long thể bị tổn thương, sức khỏe sa sút. Sức khỏe của hoàng đế ảnh hưởng trực tiếp đến vận thế của quốc gia nên không thể "vui vẻ" với mỹ nhân cả đêm.
Lý do tiếp theo là nếu hoàng đế ở bên phi tần cả đêm thì mỹ nhân đó có thể cầu xin đủ thứ, can thiệp vào chuyện triều chính. Do đó, bậc đế vương không thể thoải mái ở bên phi tần, tận hưởng niềm vui vợ chồng vì phải tuân thủ nhiều quy định cũng như tính toán để không ảnh hưởng việc nước. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.