Đường băng Sea Ice ở Nam Cực không rải nhựa hay lát đá. Bên cạnh đó, sức nặng của máy bay có thể khiến lớp băng nứt vỡ. Khi nhiệt độ tăng, băng tan và máy bay không thể hạ cánh.Đường băng của sân bay Barra ở Scotland nằm trên một bãi biển. Phi công phải tính toán để hạ cánh khi triều xuống, do đường băng biến mất hoàn toàn khi nước biển dâng cao.Đường băng ở dải hạ cánh Matekane (Lesotho) chỉ dài 396 m, phía cuối là một vực sâu hơn 600 m. Việc cất cánh ở sân bay của Lesotho được ví như khi một chú chim non bị đẩy ra khỏi tổ để tập bay.Ngoài việc phải bay qua một số núi lửa hoạt động để tới sân bay ở độ cao 2.800 m tại Quito, Ecuador, đây là một trong những đường băng thử thách nhất thế giới, do nằm giữa đô thị và có độ dốc lớn. Hàng chục tai nạn đã xảy ra ở đây khi máy bay chệch khỏi đường băng.Sân bay quốc tế Princess Juliana ở St. Maarten có đường băng ngắn, với một đầu hướng ra bãi biển. Máy bay sẽ phải bay rất thấp khi hạ cánh, khiến những người trên bãi biển được trải nghiệm cảm giác hồi hộp.Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal, nằm ở độ cao 1.850 m so với mực nước biển, và có một trong những đường băng dốc nhất thế giới. Các máy bay chỉ được phép hạ và cất cánh ở đây vào ban ngày, khi thời tiết thuận lợi.Sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan ở Paro nằm tại độ cao 2.200 m so với mực nước biển, xung quanh là các đỉnh hơn 4.800 m của dãy Himalaya. Việc hạ cánh ở đây nguy hiểm tới mức chỉ một số phi công được phép thực hiện.Những dãy núi lộng gió ở sân bay Juancho E. Yrausquin trên đảo Saba (Hà lan) khiến việc hạ cánh ở đây rất khó khăn. Ngoài ra, đường băng ở đây khá ngắn (khoảng 400 m), với một đầu hướng ra biển.Xung quanh là các vịnh hẹp, sân bay Narsaruaq của Greenland thường xuyên có nhiễu động không khí và gió mạnh. Việc cất cánh và hạ cánh chỉ được phép thực hiện vào ban ngày. Phi công phải cho máy bay đi qua khúc cua 90 độ để vào đường băng. Điều này đặc biệt khó khi trời nhiều gió.Ngoài một đầu hướng ra cảng, kẹp giữa đô thị và núi cao, đường băng của sân bay quốc tế Gibraltar (Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) còn cắt ngang đại lộ Winston Churchill, một trong những con phố đông đúc nhất ở Gibraltar.Madeira được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất châu Âu, nằm tại Bồ Đào Nha, giữa núi đá và biển sâu. Đường băng ở đây rất ngắn và hay có gió mạnh. Phi công thường phải đánh lái sang bên phải trong phút cuối để tránh rơi xuống biển.Sân bay Qamdo Bamda (Tây Tạng, Trung Quốc) không còn là sân bay cao nhất thế giới, nhưng độ cao 4.300 m so với mực nước biển khiến việc hạ cánh ở đây rất nguy hiểm. Do đó, Qamdo Bamda có đường băng rải nhựa dài nhất thế giới, khoảng 5.470 m.Tương tự như sân bay ở St. Maarten, đường băng ở sân bay của St. Barths chỉ dài 640 m và có một đầu hướng ra bãi biển công cộng rất đông du khách.Ở Pháp, đường băng 545 m của sân bay Courchevel không chỉ rất ngắn mà còn rất dốc (18,5%), hướng ra vực đá sâu.Đường băng siêu ngắn ở sân bay quốc tế Ketchikan (Alaska, Mỹ) đón lượng mưa khoảng 1.270-4.826 mm mỗi năm, với nhiệt độ thấp do gần biển, núi và có gió mạnh.
Đường băng Sea Ice ở Nam Cực không rải nhựa hay lát đá. Bên cạnh đó, sức nặng của máy bay có thể khiến lớp băng nứt vỡ. Khi nhiệt độ tăng, băng tan và máy bay không thể hạ cánh.
Đường băng của sân bay Barra ở Scotland nằm trên một bãi biển. Phi công phải tính toán để hạ cánh khi triều xuống, do đường băng biến mất hoàn toàn khi nước biển dâng cao.
Đường băng ở dải hạ cánh Matekane (Lesotho) chỉ dài 396 m, phía cuối là một vực sâu hơn 600 m. Việc cất cánh ở sân bay của Lesotho được ví như khi một chú chim non bị đẩy ra khỏi tổ để tập bay.
Ngoài việc phải bay qua một số núi lửa hoạt động để tới sân bay ở độ cao 2.800 m tại Quito, Ecuador, đây là một trong những đường băng thử thách nhất thế giới, do nằm giữa đô thị và có độ dốc lớn. Hàng chục tai nạn đã xảy ra ở đây khi máy bay chệch khỏi đường băng.
Sân bay quốc tế Princess Juliana ở St. Maarten có đường băng ngắn, với một đầu hướng ra bãi biển. Máy bay sẽ phải bay rất thấp khi hạ cánh, khiến những người trên bãi biển được trải nghiệm cảm giác hồi hộp.
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal, nằm ở độ cao 1.850 m so với mực nước biển, và có một trong những đường băng dốc nhất thế giới. Các máy bay chỉ được phép hạ và cất cánh ở đây vào ban ngày, khi thời tiết thuận lợi.
Sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan ở Paro nằm tại độ cao 2.200 m so với mực nước biển, xung quanh là các đỉnh hơn 4.800 m của dãy Himalaya. Việc hạ cánh ở đây nguy hiểm tới mức chỉ một số phi công được phép thực hiện.
Những dãy núi lộng gió ở sân bay Juancho E. Yrausquin trên đảo Saba (Hà lan) khiến việc hạ cánh ở đây rất khó khăn. Ngoài ra, đường băng ở đây khá ngắn (khoảng 400 m), với một đầu hướng ra biển.
Xung quanh là các vịnh hẹp, sân bay Narsaruaq của Greenland thường xuyên có nhiễu động không khí và gió mạnh. Việc cất cánh và hạ cánh chỉ được phép thực hiện vào ban ngày. Phi công phải cho máy bay đi qua khúc cua 90 độ để vào đường băng. Điều này đặc biệt khó khi trời nhiều gió.
Ngoài một đầu hướng ra cảng, kẹp giữa đô thị và núi cao, đường băng của sân bay quốc tế Gibraltar (Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) còn cắt ngang đại lộ Winston Churchill, một trong những con phố đông đúc nhất ở Gibraltar.
Madeira được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất châu Âu, nằm tại Bồ Đào Nha, giữa núi đá và biển sâu. Đường băng ở đây rất ngắn và hay có gió mạnh. Phi công thường phải đánh lái sang bên phải trong phút cuối để tránh rơi xuống biển.
Sân bay Qamdo Bamda (Tây Tạng, Trung Quốc) không còn là sân bay cao nhất thế giới, nhưng độ cao 4.300 m so với mực nước biển khiến việc hạ cánh ở đây rất nguy hiểm. Do đó, Qamdo Bamda có đường băng rải nhựa dài nhất thế giới, khoảng 5.470 m.
Tương tự như sân bay ở St. Maarten, đường băng ở sân bay của St. Barths chỉ dài 640 m và có một đầu hướng ra bãi biển công cộng rất đông du khách.
Ở Pháp, đường băng 545 m của sân bay Courchevel không chỉ rất ngắn mà còn rất dốc (18,5%), hướng ra vực đá sâu.
Đường băng siêu ngắn ở sân bay quốc tế Ketchikan (Alaska, Mỹ) đón lượng mưa khoảng 1.270-4.826 mm mỗi năm, với nhiệt độ thấp do gần biển, núi và có gió mạnh.