Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang và là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An.Nguồn lợi thủy sản phong phú trên sông Hậu đã tạo nên tiền đề cho những thế hệ người Việt đầu tiên đến định cư ở vùng đất này thời chúa Nguyễn. Ngày nay khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ đạo gắn với sông Hậu.Điều này được thể hiện rõ nét ở làng nổi Châu Đốc, nơi có hàng nghìn căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài vài cây số dọc theo sông Hậu ở địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một điểm đến nổi tiếng, mang đậm nét văn hóa vùng sông nước Nam Bộ.Cũng tại thành phố Châu Đốc, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi thấy một thấy một tượng đài mang hình cá basa sừng sững bên bờ sông Hậu. Tượng đài là sự tôn vinh loài cá đã giúp người dân miền nơi đây đổi đời.Bên cạnh nguồn lợi thủy sản, sông Hậu cũng là đòn bẩy phát triển nông nghiệp địa phương. Nếu sông Tiền nổi tiếng với các vườn cây ăn quả thì sông Hậu được biết đến nhiều hơn với với những ruộng lúa mênh mông. Tỉnh An Giang, nơi sông Hậu chảy qua là vựa lúa lớn nhất Việt Nam.Nguồn lợi nông – thủy sản phong phú khiến hoạt động giao thương trên sông Hậu rất nhộn nhịp. Có thể cảm nhận điều này ở chợ nổi Cái Răng, khu chợ họp gần bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ. Đây là một trong những khu chợ nổi đặc sắc nhất miền Tây Nam Bộ.Cũng như sông Tiền, sông Hậu đã trở thành tên một tỉnh, đó là tỉnh Hậu Giang. Nằm ở bờ Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang có một nền văn hóa sông nước đặc sắc, từng được cả nước biết đến với chợ nổi Phụng Hiệp. Tiếc rằng khu chợ này đã dừng hoạt động vào những năm 2000.Bờ sông Hậu là nơi tọa lạc ba thành phố lớn của miền Tây Nam Bộ, là các thành phố Châu Đốc, Long Xuyên và Cần thơ. Trong đó, Cần Thơ là thành phố lớn nhất và cũng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất của cả vùng.Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”; “Hậu Giang bên lở bên bồi / Mênh mông sóng nước tình tôi dạt dào”...Trên bản đồ du lịch, sông Hậu gắn những những tuyến du lịch sông nước đặc sắc như khám phá chợ nổi, làng bè, ghé thăm và thưởng thức đặc sản địa phương trên các cù lao giữa sông...Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.
Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang và là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An.
Nguồn lợi thủy sản phong phú trên sông Hậu đã tạo nên tiền đề cho những thế hệ người Việt đầu tiên đến định cư ở vùng đất này thời chúa Nguyễn. Ngày nay khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ đạo gắn với sông Hậu.
Điều này được thể hiện rõ nét ở làng nổi Châu Đốc, nơi có hàng nghìn căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài vài cây số dọc theo sông Hậu ở địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một điểm đến nổi tiếng, mang đậm nét văn hóa vùng sông nước Nam Bộ.
Cũng tại thành phố Châu Đốc, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi thấy một thấy một tượng đài mang hình cá basa sừng sững bên bờ sông Hậu. Tượng đài là sự tôn vinh loài cá đã giúp người dân miền nơi đây đổi đời.
Bên cạnh nguồn lợi thủy sản, sông Hậu cũng là đòn bẩy phát triển nông nghiệp địa phương. Nếu sông Tiền nổi tiếng với các vườn cây ăn quả thì sông Hậu được biết đến nhiều hơn với với những ruộng lúa mênh mông. Tỉnh An Giang, nơi sông Hậu chảy qua là vựa lúa lớn nhất Việt Nam.
Nguồn lợi nông – thủy sản phong phú khiến hoạt động giao thương trên sông Hậu rất nhộn nhịp. Có thể cảm nhận điều này ở chợ nổi Cái Răng, khu chợ họp gần bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ. Đây là một trong những khu chợ nổi đặc sắc nhất miền Tây Nam Bộ.
Cũng như sông Tiền, sông Hậu đã trở thành tên một tỉnh, đó là tỉnh Hậu Giang. Nằm ở bờ Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang có một nền văn hóa sông nước đặc sắc, từng được cả nước biết đến với chợ nổi Phụng Hiệp. Tiếc rằng khu chợ này đã dừng hoạt động vào những năm 2000.
Bờ sông Hậu là nơi tọa lạc ba thành phố lớn của miền Tây Nam Bộ, là các thành phố Châu Đốc, Long Xuyên và Cần thơ. Trong đó, Cần Thơ là thành phố lớn nhất và cũng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất của cả vùng.
Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”; “Hậu Giang bên lở bên bồi / Mênh mông sóng nước tình tôi dạt dào”...
Trên bản đồ du lịch, sông Hậu gắn những những tuyến du lịch sông nước đặc sắc như khám phá chợ nổi, làng bè, ghé thăm và thưởng thức đặc sản địa phương trên các cù lao giữa sông...
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.