Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn (1908-1956) là một trong những vị tướng nổi tiếng. Ông từng được phong tướng ở Việt Nam vào năm 1948, đến năm 1955 tiếp tục được phong tướng ở Trung Quốc. Ông không chỉ trở thành vị "lưỡng quốc tướng quân" duy nhất trong lịch sử nước ta, mà còn của thế giới.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn có tên thật là Vũ Nguyên Bác, thuộc thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Sau này, khi sang hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, ông lấy tên Lý Anh Tự. Khi tham gia vào quân cách mạng Trung Quốc, ông có tên Hồng Thủy.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn từng giữ nhiều chức vụ trong quân đội Trung Quốc. Theo "Tạp chí Cộng sản", với những đóng góp to lớn, Hồng Thủy được coi là một trong 72 “đại công thần” của cách mạng Trung Quốc, được phong cấp hàm thiếu tướng trong đợt đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được Chính phủ Trung Quốc trao tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất.
Tháng 11/1945, tướng Nguyễn Sơn trở về căn cứ Việt Bắc, tiếp tục hoạt động trong nước. Ông từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam, Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu IV và Liên khu V, Hiệu trưởng trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, Cục trưởng Cục quân huấn Bộ Tổng tham mưu…
Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn còn nổi tiếng là “vị tướng mê Kiều”. Ông từng thuyết trình say sưa và hấp dẫn về "Truyện Kiều" của Nguyễn Du suốt một ngày trước hàng trăm học viên trường Thiếu sinh quân và Trường Văn hóa kháng chiến.
Để phục vụ cho các lớp học, giảng dạy, ngay từ năm 1949, tướng Nguyễn Sơn đã viết, dịch và cho xuất bản nhiều tác phẩm lý luận quân sự quan trọng như Chiến thuật, Dân quân, Chiến tranh cách mạng Trung Hoa… Đây chính là sự chuẩn bị mang tính chiến lược lâu dài về công tác cán bộ, bảo đảm cho sự lớn mạnh của phong trào cách mạng.
"Lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn quê tại làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). Từ năm 1925, ông đã thoát ly, sang Trung Quốc hoạt động, tìm đường cứu nước.
Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn là nhà quân sự, vị tướng duy nhất có tượng đồng được đặt tại Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bảo tàng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông được đánh giá là vị tướng “văn võ toàn tài”. Tiếc là, năm 1956, ông phát hiện có khối u ở phổi. Ông mất tại quê nhà khi mới 48 tuổi.
Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn (1908-1956) là một trong những vị tướng nổi tiếng. Ông từng được phong tướng ở Việt Nam vào năm 1948, đến năm 1955 tiếp tục được phong tướng ở Trung Quốc. Ông không chỉ trở thành vị "lưỡng quốc tướng quân" duy nhất trong lịch sử nước ta, mà còn của thế giới.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn có tên thật là Vũ Nguyên Bác, thuộc thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Sau này, khi sang hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, ông lấy tên Lý Anh Tự. Khi tham gia vào quân cách mạng Trung Quốc, ông có tên Hồng Thủy.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn từng giữ nhiều chức vụ trong quân đội Trung Quốc. Theo "Tạp chí Cộng sản", với những đóng góp to lớn, Hồng Thủy được coi là một trong 72 “đại công thần” của cách mạng Trung Quốc, được phong cấp hàm thiếu tướng trong đợt đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được Chính phủ Trung Quốc trao tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất.
Tháng 11/1945, tướng Nguyễn Sơn trở về căn cứ Việt Bắc, tiếp tục hoạt động trong nước. Ông từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam, Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu IV và Liên khu V, Hiệu trưởng trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, Cục trưởng Cục quân huấn Bộ Tổng tham mưu…
Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn còn nổi tiếng là “vị tướng mê Kiều”. Ông từng thuyết trình say sưa và hấp dẫn về "Truyện Kiều" của Nguyễn Du suốt một ngày trước hàng trăm học viên trường Thiếu sinh quân và Trường Văn hóa kháng chiến.
Để phục vụ cho các lớp học, giảng dạy, ngay từ năm 1949, tướng Nguyễn Sơn đã viết, dịch và cho xuất bản nhiều tác phẩm lý luận quân sự quan trọng như Chiến thuật, Dân quân, Chiến tranh cách mạng Trung Hoa… Đây chính là sự chuẩn bị mang tính chiến lược lâu dài về công tác cán bộ, bảo đảm cho sự lớn mạnh của phong trào cách mạng.
"Lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn quê tại làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). Từ năm 1925, ông đã thoát ly, sang Trung Quốc hoạt động, tìm đường cứu nước.
Theo "Tạp chí Cộng sản", Nguyễn Sơn là nhà quân sự, vị tướng duy nhất có tượng đồng được đặt tại Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bảo tàng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông được đánh giá là vị tướng “văn võ toàn tài”. Tiếc là, năm 1956, ông phát hiện có khối u ở phổi. Ông mất tại quê nhà khi mới 48 tuổi.