Ngày 16/7/1945, Mỹ đã thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở gần Alamogordo, New Mexico. Sự kiện này đã mở ra kỷ nguyên vũ khí hạt nhân trong lịch sử quân sự thế giới.Tổng thống Mỹ Harry Truman nhận được tin này khi đang ở Potsdam, Đức, để tham dự cuộc thảo luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin về chính sách châu Âu hậu Thế chiến II.Ngày 17/7, Truman tiết lộ cho Churchill về thành công của cuộc thử nghiệm và hai người nhất trí sẽ không nói với Stalin, nhằm để Stalin đồng ý tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương cùng phe Đồng minh.Ngày 25/7, sau khi Stalin đã cam kết cùng Mỹ tham gia cuộc chiến chống Nhật ở Thái Bình Dương, Truman mới bình thản nói với nhà lãnh đạo Liên Xô rằng Mỹ đang sở hữu một vũ khí mới có sức hủy diệt khác thường.Truman hy vọng rằng điều này sẽ dằn mặt Stalin, buộc Liên Xô phải chấp nhận các yêu cầu của phe Đồng minh trong việc phân chia châu Âu sau chiến tranh. Nhưng Stalin tỏ ra không ấn tượng lắm với tin tức này.Chưa đầy hai tuần sau, vào ngày 6/8/1945, Tổng thống Truman đã ra lệnh thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đến ngày 9/8, ông cho quân đội thả tiếp quả thứ hai xuống Nagasaki. Và cả hai thành phố đã bị san phẳng.Các nhà thống kê của chính phủ Nhật và Mỹ ước tính ít nhất 140.000 người đã chết ngay lập tức trong hai vụ nổ, và tính đến năm 1950, có thêm 74.000 người chết vì ảnh hưởng của bức xạ liên quan đến hai quả bom.Vũ ném bom hạt nhân này cũng chứng minh sức mạnh răn đe của thứ vũ hủy diệt mới, khiến hai phe Đông - Tây tham gia quyết liệt vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, đẩy thế giới vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong suốt thời chiến tranh Lạnh.Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Ngày 16/7/1945, Mỹ đã thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở gần Alamogordo, New Mexico. Sự kiện này đã mở ra kỷ nguyên vũ khí hạt nhân trong lịch sử quân sự thế giới.
Tổng thống Mỹ Harry Truman nhận được tin này khi đang ở Potsdam, Đức, để tham dự cuộc thảo luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin về chính sách châu Âu hậu Thế chiến II.
Ngày 17/7, Truman tiết lộ cho Churchill về thành công của cuộc thử nghiệm và hai người nhất trí sẽ không nói với Stalin, nhằm để Stalin đồng ý tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương cùng phe Đồng minh.
Ngày 25/7, sau khi Stalin đã cam kết cùng Mỹ tham gia cuộc chiến chống Nhật ở Thái Bình Dương, Truman mới bình thản nói với nhà lãnh đạo Liên Xô rằng Mỹ đang sở hữu một vũ khí mới có sức hủy diệt khác thường.
Truman hy vọng rằng điều này sẽ dằn mặt Stalin, buộc Liên Xô phải chấp nhận các yêu cầu của phe Đồng minh trong việc phân chia châu Âu sau chiến tranh. Nhưng Stalin tỏ ra không ấn tượng lắm với tin tức này.
Chưa đầy hai tuần sau, vào ngày 6/8/1945, Tổng thống Truman đã ra lệnh thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đến ngày 9/8, ông cho quân đội thả tiếp quả thứ hai xuống Nagasaki. Và cả hai thành phố đã bị san phẳng.
Các nhà thống kê của chính phủ Nhật và Mỹ ước tính ít nhất 140.000 người đã chết ngay lập tức trong hai vụ nổ, và tính đến năm 1950, có thêm 74.000 người chết vì ảnh hưởng của bức xạ liên quan đến hai quả bom.
Vũ ném bom hạt nhân này cũng chứng minh sức mạnh răn đe của thứ vũ hủy diệt mới, khiến hai phe Đông - Tây tham gia quyết liệt vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, đẩy thế giới vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong suốt thời chiến tranh Lạnh.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.