Chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tên chữ Thánh Ân Tự, được xây từ thời Lê-Mạc (cuối thế kỷ 16) và vốn là tổ đình lớn thuộc một nhánh dòng thiền Lâm Tế. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa vẫn lưu giữ được bức tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn cổ nhất Việt Nam. Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35m không kể bệ, tính cả bệ là 2,31m.Tượng được tạo tác trong thế tham thiền nhập định, tấm cà sa khoác trên vai người tạo thành nhiều nếp áo mềm mại chảy dài phủ tới tận tòa sen.Nét đặc sắc của tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng.Phía sau tượng có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp như nan quạt ở 2 bên sườn, xòe rộng tới 155cm và tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng quanh người.Khuôn mặt tượng đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt với khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.Tòa sen của tượng được đặt trên đầu một con quái vật dạng rồng từ mặt biển nổi lên, tượng trưng cho sự quy phục Phật pháp của các thế lực đen tối.Trang trí trên bệ gồm các hình hoa văn cánh sen nổi, cúc dây, sống lá cách điệu, mây lửa, sóng nước…mang đặc trưng của nghệ thuật Việt thế kỷ 16.Năm 2015, tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tên chữ Thánh Ân Tự, được xây từ thời Lê-Mạc (cuối thế kỷ 16) và vốn là tổ đình lớn thuộc một nhánh dòng thiền Lâm Tế. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa vẫn lưu giữ được bức tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn cổ nhất Việt Nam.
Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35m không kể bệ, tính cả bệ là 2,31m.
Tượng được tạo tác trong thế tham thiền nhập định, tấm cà sa khoác trên vai người tạo thành nhiều nếp áo mềm mại chảy dài phủ tới tận tòa sen.
Nét đặc sắc của tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.
42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng.
Phía sau tượng có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp như nan quạt ở 2 bên sườn, xòe rộng tới 155cm và tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng quanh người.
Khuôn mặt tượng đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt với khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.
Tòa sen của tượng được đặt trên đầu một con quái vật dạng rồng từ mặt biển nổi lên, tượng trưng cho sự quy phục Phật pháp của các thế lực đen tối.
Trang trí trên bệ gồm các hình hoa văn cánh sen nổi, cúc dây, sống lá cách điệu, mây lửa, sóng nước…mang đặc trưng của nghệ thuật Việt thế kỷ 16.
Năm 2015, tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.