Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan, TP Huế.Theo các tài liệu được lưu giữ, cây bao báp này có nguồn gốc từ châu Phi, do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về trồng ở Huế vào khoảng năm 1950. Đến nay cây đã trên dưới 70 tuổi.Cây bao báp cổ thụ này có chiều cao khoảng 20m, tán rất rộng với những cành vươn dài cả chục mét.Phần lớn nhất của gốc cây có chu vi trên 3m, phải vài người lớn đứng xung quanh mới ôm xuể.Bao báp là một chi cây thân gỗ gồm nhiều loài khác nhau. Theo các nhà khoa học Việt Nam, cây bao báp ở Huế thuộc loài bao báp Grandidier, tên khoa học là Adansonia grandidieri. Đây là loài cây bản địa ở châu Phi và Australia.Trải qua nhiều thập niên, cây bao báp trong Kinh thành vẫn sinh trưởng tốt, đều đặn ra hoa kết trái hàng năm.Từ cây bao báp này, các cán bộ của Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã nhân giống thành công hàng trăm cây bao báp con và đưa đi trồng tại nhiều địa phương khác.Theo các nghiên cứu quốc tế, cây bao báp có chiều cao trung bình khoảng 25m, đường kính gốc có thể đạt từ 7 - 11m, cá biệt có cây đạt tới 50m.Tuổi đời của loài cây này lên tới hàng ngàn năm, nhưng tốc độ phát triển rất chậm, phải mất một thế kỷ để đạt được chu vi gần 5 mét.Trong điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khắc nghiệt của châu Phi, cây bao báp có sức sống hết sức mãnh liệt. Chúng vẫn có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển ngay cả khi bị đốn ngã.Trong văn hóa châu Phi, cây bao báp gắn liền với đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân bản địa, là biểu tượng cho sự sinh tồn mạnh mẽ ở lục địa đen.Là loài cây rất hữu dụng, sản phẩm từ bao báp có mặt rộng rãi trong đời sống thường nhật của người dân châu Phi. Hầu như tất cả những bộ phận của cây như rễ, vỏ, thân, lá, hoa, quả đều đều có ích.Cụ thể, vỏ cây được đập giập, ngâm dùng làm dây thừng, lưới đánh cá, sợi để dệt quần áo và làm giấy... Lá tươi được dùng để nấu súp như rau, còn lá khô được dùng như một loại gia vị.Bột từ quả bao báp khô được dùng để trộn với cháo yến mạch hoặc hòa với nước thành một thức uống giải khát rất ngon. Ngoài ra, hỗn hợp nước và bột quả này còn được dùng để điều trị căn bệnh sốt rét.Hạt của cây bao báp này được dùng như chất làm đặc cho các món súp, cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng ăn trực tiếp như lạc hoặc giã nhỏ để lấy dầu.Đặc biệt, những cây bao báp cổ thụ được ví như hồ chứa nước “sống” bởi trữ lượng nước có trong cây nhiều đến kinh ngạc. Trong giai đoạn hạn hán, cây bao báp là nguồn cung cấp nước giúp duy trì sự sống của nhiều người...Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan, TP Huế.
Theo các tài liệu được lưu giữ, cây bao báp này có nguồn gốc từ châu Phi, do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về trồng ở Huế vào khoảng năm 1950. Đến nay cây đã trên dưới 70 tuổi.
Cây bao báp cổ thụ này có chiều cao khoảng 20m, tán rất rộng với những cành vươn dài cả chục mét.
Phần lớn nhất của gốc cây có chu vi trên 3m, phải vài người lớn đứng xung quanh mới ôm xuể.
Bao báp là một chi cây thân gỗ gồm nhiều loài khác nhau. Theo các nhà khoa học Việt Nam, cây bao báp ở Huế thuộc loài bao báp Grandidier, tên khoa học là Adansonia grandidieri. Đây là loài cây bản địa ở châu Phi và Australia.
Trải qua nhiều thập niên, cây bao báp trong Kinh thành vẫn sinh trưởng tốt, đều đặn ra hoa kết trái hàng năm.
Từ cây bao báp này, các cán bộ của Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã nhân giống thành công hàng trăm cây bao báp con và đưa đi trồng tại nhiều địa phương khác.
Theo các nghiên cứu quốc tế, cây bao báp có chiều cao trung bình khoảng 25m, đường kính gốc có thể đạt từ 7 - 11m, cá biệt có cây đạt tới 50m.
Tuổi đời của loài cây này lên tới hàng ngàn năm, nhưng tốc độ phát triển rất chậm, phải mất một thế kỷ để đạt được chu vi gần 5 mét.
Trong điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khắc nghiệt của châu Phi, cây bao báp có sức sống hết sức mãnh liệt. Chúng vẫn có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển ngay cả khi bị đốn ngã.
Trong văn hóa châu Phi, cây bao báp gắn liền với đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân bản địa, là biểu tượng cho sự sinh tồn mạnh mẽ ở lục địa đen.
Là loài cây rất hữu dụng, sản phẩm từ bao báp có mặt rộng rãi trong đời sống thường nhật của người dân châu Phi. Hầu như tất cả những bộ phận của cây như rễ, vỏ, thân, lá, hoa, quả đều đều có ích.
Cụ thể, vỏ cây được đập giập, ngâm dùng làm dây thừng, lưới đánh cá, sợi để dệt quần áo và làm giấy... Lá tươi được dùng để nấu súp như rau, còn lá khô được dùng như một loại gia vị.
Bột từ quả bao báp khô được dùng để trộn với cháo yến mạch hoặc hòa với nước thành một thức uống giải khát rất ngon. Ngoài ra, hỗn hợp nước và bột quả này còn được dùng để điều trị căn bệnh sốt rét.
Hạt của cây bao báp này được dùng như chất làm đặc cho các món súp, cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng ăn trực tiếp như lạc hoặc giã nhỏ để lấy dầu.
Đặc biệt, những cây bao báp cổ thụ được ví như hồ chứa nước “sống” bởi trữ lượng nước có trong cây nhiều đến kinh ngạc. Trong giai đoạn hạn hán, cây bao báp là nguồn cung cấp nước giúp duy trì sự sống của nhiều người...
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.