Dự án Manhattan được biết đến là chương trình bí mật nghiên cứu và sản xuất bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện vào năm 1942.Giới chức Mỹ thúc đẩy dự án này sau khi nhận được bức thư dài 2 trang của nhà vật lý người Đức Albert Einstein năm 1939. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Franklin D. Roosevelt, Einstein cảnh báo rằng sắp chế tạo thành công một loại vũ khí làm thay đổi cục diện thế giới.Các nhà khoa học phát xít Đức tận dụng quá trình phân rã hạt nhân để tách thành công nguyên tử uranium. Phản ứng này giải thoát một khối lượng năng lượng chưa từng có và đủ để tạo ra loại bom khổng lồ. Đó là bom nguyên tử.Theo đó, lá thư của Einstein khiến giới chức Mỹ thúc đẩy thực hiện Dự án Manhattan. Kết quả của dự án này là Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử "Little Boy" và "Fat Man" xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945 khiến hơn 100.000 người thiệt mạng và góp phần kết thúc Thế chiến 2.Ít ai biết được rằng, các nhà khoa học của Anh đã giúp Mỹ trong việc chế tạo bom nguyên tử. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử, các nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan gặp khó khăn trong việc tách đồng vị phóng xạ U-235. Đây là nguyên liệu cơ bản để tạo phản ứng dây chuyền trong chế tạo bom nguyên tử.Trong bối cảnh đó, hai nhà khoa học ở Anh là Otto Robert Frisch và Rudolf Ernst Peierls công tác tại Đại học Birmingham gây chú ý với việc tạo ra một quả cầu bằng uranium-235 dùng làm lõi để tạo ra chuỗi phản ứng phân hạch không kiểm soát.Nhà khoa học Frisch và Peierls cũng thành công trong việc sử dụng từ 1 - 10 kg U-235 tinh khiết để chế tạo một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT.Do vậy, vào tháng 3/1940, Mỹ và Anh ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc chế tạo bom nguyên tử. Không những vậy, Thủ tướng Anh khi ấy là Winston Churchill thành lập Ủy ban MAUD chịu trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo bom hạt nhân.Kết quả là cuối năm 1940, các nhà khoa học Anh thành công trong việc tách đồng vị U-235 ở quy mô công nghiệp để làm vật liệu chế tạo vũ khí nguyên tử.Về sau, các nhà khoa học Mỹ và Anh cùng thực hiện Dự án Manhattan và đạt được thành công khiến dư luận bàng hoàng khi sử dụng chúng tại Nhật Bản trong những ngày cuối Thế chiến 2.video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)
Dự án Manhattan được biết đến là chương trình bí mật nghiên cứu và sản xuất bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện vào năm 1942.
Giới chức Mỹ thúc đẩy dự án này sau khi nhận được bức thư dài 2 trang của nhà vật lý người Đức Albert Einstein năm 1939. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Franklin D. Roosevelt, Einstein cảnh báo rằng sắp chế tạo thành công một loại vũ khí làm thay đổi cục diện thế giới.
Các nhà khoa học phát xít Đức tận dụng quá trình phân rã hạt nhân để tách thành công nguyên tử uranium. Phản ứng này giải thoát một khối lượng năng lượng chưa từng có và đủ để tạo ra loại bom khổng lồ. Đó là bom nguyên tử.
Theo đó, lá thư của Einstein khiến giới chức Mỹ thúc đẩy thực hiện Dự án Manhattan. Kết quả của dự án này là Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử "Little Boy" và "Fat Man" xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945 khiến hơn 100.000 người thiệt mạng và góp phần kết thúc Thế chiến 2.
Ít ai biết được rằng, các nhà khoa học của Anh đã giúp Mỹ trong việc chế tạo bom nguyên tử. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử, các nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan gặp khó khăn trong việc tách đồng vị phóng xạ U-235. Đây là nguyên liệu cơ bản để tạo phản ứng dây chuyền trong chế tạo bom nguyên tử.
Trong bối cảnh đó, hai nhà khoa học ở Anh là Otto Robert Frisch và Rudolf Ernst Peierls công tác tại Đại học Birmingham gây chú ý với việc tạo ra một quả cầu bằng uranium-235 dùng làm lõi để tạo ra chuỗi phản ứng phân hạch không kiểm soát.
Nhà khoa học Frisch và Peierls cũng thành công trong việc sử dụng từ 1 - 10 kg U-235 tinh khiết để chế tạo một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Do vậy, vào tháng 3/1940, Mỹ và Anh ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc chế tạo bom nguyên tử. Không những vậy, Thủ tướng Anh khi ấy là Winston Churchill thành lập Ủy ban MAUD chịu trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo bom hạt nhân.
Kết quả là cuối năm 1940, các nhà khoa học Anh thành công trong việc tách đồng vị U-235 ở quy mô công nghiệp để làm vật liệu chế tạo vũ khí nguyên tử.
Về sau, các nhà khoa học Mỹ và Anh cùng thực hiện Dự án Manhattan và đạt được thành công khiến dư luận bàng hoàng khi sử dụng chúng tại Nhật Bản trong những ngày cuối Thế chiến 2.
video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)