Cái khổ thứ nhất: Chịu đựng vất vả trong học tập
Thuở nhỏ thì chúng ta lúc nào cũng nghĩ rằng học tập và nghiên cứu chính là một việc vất vả, đặc biệt là với đứa trẻ. Nhưng khi trưởng thành thì chúng ta mới hiểu học tập chính là cách trang bị hành trang rộng mở tốt nhất.
Làm cha mẹ thì yêu thương con cái đến mấy cũng phải cần sẵn sàng để con vượt qua cái khổ của học tập. Khi trẻ ham chơi thì thấy việc học quá mệt mỏi muốn bỏ cuộc là cha mẹ phải khuyên con cố gắng hết mình đừng bỏ cuộc. Một ngày nào đó trong tương lai, đứa trẻ sẽ hiểu rằng, sự cực khổ học tập của ngày hôm nay đang trải ra con đường rộng mở cho tương lai của chúng.
Cái khổ thứ hai: Lao động vất vả
Cổ nhân dạy: Thánh nhân lấy lao động làm phúc phận, coi hưởng thụ an nhàn là căn nguyên của mọi tai họa. Trên đời này có nhiều người thích an nhàn, thoải mái mà lười lao động. Nếu như chỉ biết theo đuổi thú vui mà không lao động thì khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn sẽ khó mà vươn lên được.
Lâu dần đứa trẻ sẽ hình thành thói quen xấu, lúc nào bắt bố mẹ hầu hạ mình. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn thì chúng sẽ không biết tự lo cho chính bản thân mình.
Cái khổ thứ 3: Khổ trong cuộc sống sinh hoạt
Nhiều bậc cha mẹ có thể hi sinh bản thân, chịu đựng mọi thứ chứ không muốn cho con chịu khổ. Họ chăm con như những công chúa, hoàng tử, suốt ngày cưng chiều.
Chúng ta lúc nào tha phiền rằng con cái không hiểu chuyện, nhưng chính chúng ta đã khiến con cái không được quyền hiểu chuyện. Bởi cha mẹ chiều chuộng con quá sinh hư. Muốn tốt cho con thì nhất định phải sẵn sàng buông tay để con tự do trải nghiệm và đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống này.