Tò he là tên gọi của một món đồ chơi dân gian làm từ bột gạo rất độc đáo, gắn với ngày Tết Trung thu của trẻ em vùng đồng bằng Bắc Bộ.Theo các nhà nghiên cứu, món đồ chơi Trung thu này có nguồn gốc từ các loại hoa quả và con giống nặn từ bột gạo để làm đồ cúng lễ, có thể ăn được nên còn gọi là “con bánh”.Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc ống, ở đầu có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te, tò te…”. Có thể đây là nguồn gốc của tên gọi tò he.Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ có trộn ít nếp theo tỉ lệ thường là 10 phần gạo, 1 phần nếp, trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt.Bốn màu cơ bản của tò hè là vàng, đỏ, đen, xanh, theo truyền thống làm từ thực vật: Màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen tro rơm rạ hoặc cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng... Các màu trung gian khác được phối từ bốn màu này.Tò he được đưa ra thị trường theo một cách rất riêng. Với hành trang đơn giản gồm chiếc thùng chứa nguyên vật liệu làm tò he như bột gạo, que tre, người thợ sẽ đến địa điểm bán hàng. Tại đây, họ vừa làm tò he vừa bán ngay tại chỗ.Xem cách người nghệ nhân làm tò he là một cái "khoái" của món đồ chơi này. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ, những hình ảnh trong trí tưởng tượng của mọi người phút chốc đã trở thành hiện thực một cách hết sức sống động.Các hình tượng truyền thống của tò he là rồng phượng, hoa, quả, các nhân vật trong truyện Tôn Ngộ Không, Tam Quốc, 12 con giáp…So với các món đồ chơi khác, tò he có cái dở là không để lâu được vì bột gạo sẽ khô quắt theo thời gian. Bù lại, trẻ em có thể xơi món đồ chơi này sau khi đã chơi chán.Là món đồ chơi thân thuộc với trẻ em Việt từ nhiều thế kỷ trước, tò he đã đi vào câu đồng dao cổ: "Tò he cụ bán mấy đồng, Con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi. Con mua chiếc khác con chơi một mình".Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (Hà Tây cũ) là một làng nghề tò he có lịch sử lâu đời. Ngày nay, nhiều người dân trong làng vẫn sống bằng nghề làm tò he.Có giai đoạn, tò he tưởng chừng đã biến mất trên phố phường Hà Nội. Đáng mừng là trong những năm gần đây món đồ chơi dân gian này đã có sự "hồi sinh". Cùng với sự trở lại của mình, tò he đã thay đổi rất nhiều so với thời xưa.Những hình tượng truyền thống trên tò he đã nhường chỗ cho những nhân vật mà trẻ em ngày nay ưa thích như Doraemon, Pokemon, siêu nhân, người nhện, Thủy thủ mặt trăng... Màu thiên nhiên cũng được thay bằng màu thực phẩm công nghiệp vì đa dạng và tiện dụng hơn rất nhiều.Và trẻ em ngày nay cũng không còn xơi tò he như trước nữa, phần vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phần khác là vì Tết trung thu thời nay có quá nhiều món ngon để thưởng thức rồi...Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.
Tò he là tên gọi của một món đồ chơi dân gian làm từ bột gạo rất độc đáo, gắn với ngày Tết Trung thu của trẻ em vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Theo các nhà nghiên cứu, món đồ chơi Trung thu này có nguồn gốc từ các loại hoa quả và con giống nặn từ bột gạo để làm đồ cúng lễ, có thể ăn được nên còn gọi là “con bánh”.
Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc ống, ở đầu có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te, tò te…”. Có thể đây là nguồn gốc của tên gọi tò he.
Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ có trộn ít nếp theo tỉ lệ thường là 10 phần gạo, 1 phần nếp, trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt.
Bốn màu cơ bản của tò hè là vàng, đỏ, đen, xanh, theo truyền thống làm từ thực vật: Màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen tro rơm rạ hoặc cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng... Các màu trung gian khác được phối từ bốn màu này.
Tò he được đưa ra thị trường theo một cách rất riêng. Với hành trang đơn giản gồm chiếc thùng chứa nguyên vật liệu làm tò he như bột gạo, que tre, người thợ sẽ đến địa điểm bán hàng. Tại đây, họ vừa làm tò he vừa bán ngay tại chỗ.
Xem cách người nghệ nhân làm tò he là một cái "khoái" của món đồ chơi này. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ, những hình ảnh trong trí tưởng tượng của mọi người phút chốc đã trở thành hiện thực một cách hết sức sống động.
Các hình tượng truyền thống của tò he là rồng phượng, hoa, quả, các nhân vật trong truyện Tôn Ngộ Không, Tam Quốc, 12 con giáp…
So với các món đồ chơi khác, tò he có cái dở là không để lâu được vì bột gạo sẽ khô quắt theo thời gian. Bù lại, trẻ em có thể xơi món đồ chơi này sau khi đã chơi chán.
Là món đồ chơi thân thuộc với trẻ em Việt từ nhiều thế kỷ trước, tò he đã đi vào câu đồng dao cổ: "Tò he cụ bán mấy đồng, Con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi. Con mua chiếc khác con chơi một mình".
Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (Hà Tây cũ) là một làng nghề tò he có lịch sử lâu đời. Ngày nay, nhiều người dân trong làng vẫn sống bằng nghề làm tò he.
Có giai đoạn, tò he tưởng chừng đã biến mất trên phố phường Hà Nội. Đáng mừng là trong những năm gần đây món đồ chơi dân gian này đã có sự "hồi sinh". Cùng với sự trở lại của mình, tò he đã thay đổi rất nhiều so với thời xưa.
Những hình tượng truyền thống trên tò he đã nhường chỗ cho những nhân vật mà trẻ em ngày nay ưa thích như Doraemon, Pokemon, siêu nhân, người nhện, Thủy thủ mặt trăng... Màu thiên nhiên cũng được thay bằng màu thực phẩm công nghiệp vì đa dạng và tiện dụng hơn rất nhiều.
Và trẻ em ngày nay cũng không còn xơi tò he như trước nữa, phần vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phần khác là vì Tết trung thu thời nay có quá nhiều món ngon để thưởng thức rồi...
Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.