Ngày 12/4/1978, 3 nam sinh theo học tại một trường tiểu học tại Tô Châu, Trung Quốc rủ nhau trốn học đi chơi. Trong lúc đi chơi, các em nhìn thấy một con chim rất đẹp bay về phía tháp Thụy Quang nên đuổi theo để tìm tổ chim. Hành động này mở đầu cho phát hiện về một " kho báu" cực quý giá gây chấn động giới khảo cổ.Tháp Thụy Quang khi ấy bị hư hại khá nhiều do chưa được tu bổ trước nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Với tính tò mò, 3 nam sinh đã trèo lên tháp Thụy Quang. Khi đến tầng thứ ba của tòa tháp, họ phát hiện một cái lỗ lớn và tin rằng đó là tổ chim.Vậy nên, 3 nam sinh hì hục đào sâu cho đến khi thấy một cái hố. Cái hố này về sau được các chuyên gia xác định chính là Thiên cung của tháp Thụy Quang. Các ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc thời phong kiến thường thiết kế thêm thiên cung hoặc âm cung. Trong đó, thiên cung được xây ở thân tòa tháp trong khi âm cung nằm ở dưới lòng đất chân tháp.Sau khi đi vào thiên cung, 3 nam sinh tìm thấy một quan tài gỗ lớn màu đen được khảm vàng. Khi mở quan tài, họ nhận thấy bên trong có một hộp gỗ. Chiếc hộp này có chứa: 2 bảo tháp đựng xá lợi bằng đồng mạ vàng, 9 bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm, Phật Tổ Như Lai và Bồ Tát, các bản kinh chép tay từ thời Ngũ đại thập quốc, bản khắc gỗ "Diệu pháp liên hoa kinh" từ thời Bắc Tống và một hộp đựng sơn mài.Do không biết đó là những bảo vật quý hiếm nên 3 nam sinh đã cạy một số viên ngọc trai trên bảo tháp chứa xá lợi ra để chơi đùa. Họ cũng xé vài trang tài liệu cổ rồi đem đốt. Thậm chí, trên đường trở về nhà, những đứa trẻ này còn làm rơi một số hiện vật.Đến sáng ngày hôm sau, cha mẹ của 3 năm sinh trên phát hiện các con đã lấy cổ vật từ tháp Thụy Quang nên vội vã trình báo với Ban Di tích Văn hóa địa phương và các cơ quan chức năng. Sau khi nhận được tin, các cổ vật trên được thu hồi và về sau mang đến bảo tàng Tô Châu.Theo kết quả nghiên cứu, đo đạc của các chuyên gia, thiên cung trong tháp Thụy Quang có chiều dài 2,67m, rộng 0,97m và cao 1,91m. Hộp gỗ bên trong quan tài được làm từ gỗ bạch quả.Bảo tháp đựng xá lợi nằm bên trong chiếc hộp làm từ gỗ nam mộc quý hiếm. Chiếc hộp này được trang trí với hơn 40.000 viên ngọc trai và có niên đại gần 1.000 năm tuổi.Tính từ dưới lên, bảo tháp đựng xá lợi gồm 3 phần: Tu Di tòa, phật điện và tháp sát. Trên bảo tháp là 17 bức tượng của các vị Phật được chạm khắc từ gỗ đàn hương hết sức tinh xảo.Các chuyên gia ước tính toàn bộ cổ vật vô tình được 3 nam sinh phát hiện bên trong thiên cung của tháp Thụy Quang có giá trị khoảng 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17.000 tỷ đồng.Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.
Ngày 12/4/1978, 3 nam sinh theo học tại một trường tiểu học tại Tô Châu, Trung Quốc rủ nhau trốn học đi chơi. Trong lúc đi chơi, các em nhìn thấy một con chim rất đẹp bay về phía tháp Thụy Quang nên đuổi theo để tìm tổ chim. Hành động này mở đầu cho phát hiện về một " kho báu" cực quý giá gây chấn động giới khảo cổ.
Tháp Thụy Quang khi ấy bị hư hại khá nhiều do chưa được tu bổ trước nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Với tính tò mò, 3 nam sinh đã trèo lên tháp Thụy Quang. Khi đến tầng thứ ba của tòa tháp, họ phát hiện một cái lỗ lớn và tin rằng đó là tổ chim.
Vậy nên, 3 nam sinh hì hục đào sâu cho đến khi thấy một cái hố. Cái hố này về sau được các chuyên gia xác định chính là Thiên cung của tháp Thụy Quang. Các ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc thời phong kiến thường thiết kế thêm thiên cung hoặc âm cung. Trong đó, thiên cung được xây ở thân tòa tháp trong khi âm cung nằm ở dưới lòng đất chân tháp.
Sau khi đi vào thiên cung, 3 nam sinh tìm thấy một quan tài gỗ lớn màu đen được khảm vàng. Khi mở quan tài, họ nhận thấy bên trong có một hộp gỗ. Chiếc hộp này có chứa: 2 bảo tháp đựng xá lợi bằng đồng mạ vàng, 9 bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm, Phật Tổ Như Lai và Bồ Tát, các bản kinh chép tay từ thời Ngũ đại thập quốc, bản khắc gỗ "Diệu pháp liên hoa kinh" từ thời Bắc Tống và một hộp đựng sơn mài.
Do không biết đó là những bảo vật quý hiếm nên 3 nam sinh đã cạy một số viên ngọc trai trên bảo tháp chứa xá lợi ra để chơi đùa. Họ cũng xé vài trang tài liệu cổ rồi đem đốt. Thậm chí, trên đường trở về nhà, những đứa trẻ này còn làm rơi một số hiện vật.
Đến sáng ngày hôm sau, cha mẹ của 3 năm sinh trên phát hiện các con đã lấy cổ vật từ tháp Thụy Quang nên vội vã trình báo với Ban Di tích Văn hóa địa phương và các cơ quan chức năng. Sau khi nhận được tin, các cổ vật trên được thu hồi và về sau mang đến bảo tàng Tô Châu.
Theo kết quả nghiên cứu, đo đạc của các chuyên gia, thiên cung trong tháp Thụy Quang có chiều dài 2,67m, rộng 0,97m và cao 1,91m. Hộp gỗ bên trong quan tài được làm từ gỗ bạch quả.
Bảo tháp đựng xá lợi nằm bên trong chiếc hộp làm từ gỗ nam mộc quý hiếm. Chiếc hộp này được trang trí với hơn 40.000 viên ngọc trai và có niên đại gần 1.000 năm tuổi.
Tính từ dưới lên, bảo tháp đựng xá lợi gồm 3 phần: Tu Di tòa, phật điện và tháp sát. Trên bảo tháp là 17 bức tượng của các vị Phật được chạm khắc từ gỗ đàn hương hết sức tinh xảo.
Các chuyên gia ước tính toàn bộ cổ vật vô tình được 3 nam sinh phát hiện bên trong thiên cung của tháp Thụy Quang có giá trị khoảng 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17.000 tỷ đồng.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.