Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, đoàn khảo cổ học liên quốc gia Pháp - Thụy Sĩ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba có niên đại 4.100 năm tuổi tại Saqqara. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Nhóm chuyên gia cho hay, ngôi mộ cổ trên thuộc về một bác sĩ hoàng gia tên Tetinebefou sống dưới triều đại pharaoh Ai Cập Pepy II (2278-2184 trước Công nguyên). Pepy II là pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 6 trong giai đoạn Cổ Vương quốc Ai Cập. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Mastaba là kiểu kiến trúc lăng mộ điển hình thời kỳ này, với đặc trưng hình chóp cụt, đế hình chữ nhật, mái phẳng cùng các bức tường bên dốc được xây dựng từ đá hoặc gạch bùn. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Mặc dù nhiều hiện vật trong ngôi mộ của Tetinebefou đã bị cướp bóc nhưng các nhà khảo cổ vẫn có thể nghiên cứu các bức tranh tường cùng các chữ tượng hình để giải mã những bí ẩn về cuộc sống của vị bác sĩ hoàng gia này. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Trong đó, một số bức tranh tương trong mộ cổ mô tả bác sĩ Tetinebefou cùng nhiều đồ vật có thể được ông sử dụng trong khám chữa bệnh. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Philippe Collombert, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ - Pháp và là nhà Ai Cập học tại Đại học Geneva, cho biết Tetinebefou giữ danh hiệu "người triệu hồi nữ thần Serqet". Danh hiệu này có nghĩa ông là chuyên gia về vết cắn có độc. Ngoài ra, Tetinebefou còn sở hữu các danh hiệu: "bậc thầy của các loại cây thuốc" và "bác sĩ nha khoa trưởng". Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Roger Forshaw - giảng viên danh dự tại Trung tâm Ai Cập học Y sinh KNH thuộc Đại học Manchester, người không tham gia vào nghiên cứu, cho hay bằng chứng về nha sĩ thời Ai Cập cổ đại cực kỳ khan hiếm. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Những danh hiệu này cho thấy Tetinebefou đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực y tế thời bấy giờ. Ông là bác sĩ chính của hoàng gia và đã đích thân điều trị cho pharaoh. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Theo các nhà nghiên cứu, ngoài pharaoh Pepy II, Tetinebefou có thể phụ trách việc chăm sóc sức khỏe của một hoặc vài nhà vua Ai Cập khác. Những vị vua này cai trị Ai Cập sau khi pharaoh Pepy II băng hà. Mặc dù ngôi mộ đã hơn 4.000 tuổi nhưng những bức tranh tường vẫn còn khá rực rỡ với những màu sắc nổi bật. Ảnh: Wikimedia Commons.Các chuyên gia đã kiểm tra khắp ngôi mộ nhưng không tìm thấy bất cứ bộ hài cốt nào. Họ hy vọng những nghiên cứu sâu hơn về các hiện vật được chôn cùng Tetinebefou có thể giúp giải mã cuộc sống và công việc của ông cũng như thời kỳ Cổ Vương quốc. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền.
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, đoàn khảo cổ học liên quốc gia Pháp - Thụy Sĩ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba có niên đại 4.100 năm tuổi tại Saqqara. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Nhóm chuyên gia cho hay, ngôi mộ cổ trên thuộc về một bác sĩ hoàng gia tên Tetinebefou sống dưới triều đại pharaoh Ai Cập Pepy II (2278-2184 trước Công nguyên). Pepy II là pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 6 trong giai đoạn Cổ Vương quốc Ai Cập. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Mastaba là kiểu kiến trúc lăng mộ điển hình thời kỳ này, với đặc trưng hình chóp cụt, đế hình chữ nhật, mái phẳng cùng các bức tường bên dốc được xây dựng từ đá hoặc gạch bùn. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Mặc dù nhiều hiện vật trong ngôi mộ của Tetinebefou đã bị cướp bóc nhưng các nhà khảo cổ vẫn có thể nghiên cứu các bức tranh tường cùng các chữ tượng hình để giải mã những bí ẩn về cuộc sống của vị bác sĩ hoàng gia này. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Trong đó, một số bức tranh tương trong mộ cổ mô tả bác sĩ Tetinebefou cùng nhiều đồ vật có thể được ông sử dụng trong khám chữa bệnh. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Philippe Collombert, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ - Pháp và là nhà Ai Cập học tại Đại học Geneva, cho biết Tetinebefou giữ danh hiệu "người triệu hồi nữ thần Serqet". Danh hiệu này có nghĩa ông là chuyên gia về vết cắn có độc. Ngoài ra, Tetinebefou còn sở hữu các danh hiệu: "bậc thầy của các loại cây thuốc" và "bác sĩ nha khoa trưởng". Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Roger Forshaw - giảng viên danh dự tại Trung tâm Ai Cập học Y sinh KNH thuộc Đại học Manchester, người không tham gia vào nghiên cứu, cho hay bằng chứng về nha sĩ thời Ai Cập cổ đại cực kỳ khan hiếm. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Những danh hiệu này cho thấy Tetinebefou đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực y tế thời bấy giờ. Ông là bác sĩ chính của hoàng gia và đã đích thân điều trị cho pharaoh. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài pharaoh Pepy II, Tetinebefou có thể phụ trách việc chăm sóc sức khỏe của một hoặc vài nhà vua Ai Cập khác. Những vị vua này cai trị Ai Cập sau khi pharaoh Pepy II băng hà. Mặc dù ngôi mộ đã hơn 4.000 tuổi nhưng những bức tranh tường vẫn còn khá rực rỡ với những màu sắc nổi bật. Ảnh: Wikimedia Commons.
Các chuyên gia đã kiểm tra khắp ngôi mộ nhưng không tìm thấy bất cứ bộ hài cốt nào. Họ hy vọng những nghiên cứu sâu hơn về các hiện vật được chôn cùng Tetinebefou có thể giúp giải mã cuộc sống và công việc của ông cũng như thời kỳ Cổ Vương quốc. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền.