Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Thánh thất Sài Gòn là một trong những công trình tôn giáo lớn và quan trọng của đạo Cao Đài.Lịch sử Thánh thất bắt đầu vào năm 1949, khi Hộ pháp Phạm Công Tắc mua lại một villa kiểu Pháp tọa lạc trên khuôn viên rộng 931m2 làm nơi hành đạo ở Sài Gòn. Sau nhiều lần mở rộng và tu bổ, từ năm 1999 công trình được xây cất lại thành Thánh thất, vào năm 2001thì hoàn thành.Do Thánh thất Sài Gòn xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh nên có đầy đủ những phần kiến trúc tổng thể của tôn giáo Cao Đài là là: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.Hiệp Thiên Đài của Thánh thất gồm 2 lầu chuông, trống. Mỗi lầu cao 18m, gồm 5 tầng.Mặt trong của Hiệp Thiên Đài thông với chính điện qua các cổng vòm.Phần giữa chính điện là khu vực Cửu Trùng Đài. Khu vực này có 6 cột trụ phân làm 2 bên, nhưng theo luật lịnh của Tòa Thánh Tây Ninh không được trang trí hình rồng như ở Tòa Thánh. Nơi đây là nơi quỳ cúng của Chức sắc, chức việc và tín hữu.Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Thánh thất.Gian này có 8 cột trụ rồng xếp thành Bát quái, nhưng không làm quả Càn Khôn như Tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó là một bàn thờ lớn có 8 bậc.Bậc thứ nhất là một hình Thiên Nhãn lớn tượng trưng Thượng đế.Hình rồng trên các cột của Bát Quái Đài.Đóa hoa sen lớn màu đỏ đỡ lấy chân cột.Trần chính điện.Bức tranh Cao Đài Tam Thánh (ba vị Thánh của đạo Cao Đài) ở lối vào Thánh thất, phỏng theo bức tranh do Họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ năm 1947 ở Tòa thánh Tây Ninh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm.Những đối tượng thờ phụng của Thánh thất. Do đạo Cao Đài là một tôn giáo có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo nên ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm...Các cửa sổ bên hông chính điện.Cổng kiểu tam quan của Thánh thất.Một số hình ảnh khác về Thánh thất Sài Gòn.
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Thánh thất Sài Gòn là một trong những công trình tôn giáo lớn và quan trọng của đạo Cao Đài.
Lịch sử Thánh thất bắt đầu vào năm 1949, khi Hộ pháp Phạm Công Tắc mua lại một villa kiểu Pháp tọa lạc trên khuôn viên rộng 931m2 làm nơi hành đạo ở Sài Gòn. Sau nhiều lần mở rộng và tu bổ, từ năm 1999 công trình được xây cất lại thành Thánh thất, vào năm 2001thì hoàn thành.
Do Thánh thất Sài Gòn xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh nên có đầy đủ những phần kiến trúc tổng thể của tôn giáo Cao Đài là là: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.
Hiệp Thiên Đài của Thánh thất gồm 2 lầu chuông, trống. Mỗi lầu cao 18m, gồm 5 tầng.
Mặt trong của Hiệp Thiên Đài thông với chính điện qua các cổng vòm.
Phần giữa chính điện là khu vực Cửu Trùng Đài. Khu vực này có 6 cột trụ phân làm 2 bên, nhưng theo luật lịnh của Tòa Thánh Tây Ninh không được trang trí hình rồng như ở Tòa Thánh. Nơi đây là nơi quỳ cúng của Chức sắc, chức việc và tín hữu.
Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Thánh thất.
Gian này có 8 cột trụ rồng xếp thành Bát quái, nhưng không làm quả Càn Khôn như Tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó là một bàn thờ lớn có 8 bậc.
Bậc thứ nhất là một hình Thiên Nhãn lớn tượng trưng Thượng đế.
Hình rồng trên các cột của Bát Quái Đài.
Đóa hoa sen lớn màu đỏ đỡ lấy chân cột.
Trần chính điện.
Bức tranh Cao Đài Tam Thánh (ba vị Thánh của đạo Cao Đài) ở lối vào Thánh thất, phỏng theo bức tranh do Họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ năm 1947 ở Tòa thánh Tây Ninh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Những đối tượng thờ phụng của Thánh thất. Do đạo Cao Đài là một tôn giáo có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo nên ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm...
Các cửa sổ bên hông chính điện.
Cổng kiểu tam quan của Thánh thất.
Một số hình ảnh khác về Thánh thất Sài Gòn.