Ngày nay, chúng ta nhìn thấy một số trường hợp có khả năng đi chân trần trên than hồng hay tro nóng mà không bị bỏng hay phồng rộp da. Thậm chí, người ta còn tổ chức các sự kiện với hàng ngàn người cùng tham gia thử thách mạo hiểm.Người xưa thực hiện tập tục, nghi lễ này với mục đích gì là câu hỏi khiến nhiều người tò mò. Một quan điểm cho rằng, tập tục đi chân trần trên than hồng được thực hiện nhằm kiểm tra sức mạnh của một cá nhân, thử thách lòng dũng cảm hay niềm tin tôn giáo của họ.Cũng có giả thuyết nhận định việc đi chân trần trên than hồng giúp thanh lọc cơ thể, xua đuổi điều xui xẻo và mang đến một nguồn sức mạnh bí ẩn.Trước sự việc bí ẩn, rùng rợn này, giới chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu. Theo các chuyên gia, tập tục đi chân trần trên than hồng được con người thực hiện từ khoảng năm 1200 trước Công nguyên.Để có thể đi trên than hồng mà không bị bỏng chân, người ta phải nắm bắt tốt một số quy tắc. Cụ thể, than đá được đốt cho đến khi nóng đỏ rồi dải ra đường dài khoảng 3m để mọi người đi chân trần qua.Các chuyên gia phát hiện than đá không phải là vật dẫn nhiệt quá tốt. Dù than đá có thể trở nên rất nóng (thường từ 538 - 1093 độ C) nhưng nó không thể truyền sức nóng tới các vật liệu khác một cách hiệu quả. Không những vậy, lớp tro bao bọc than đá nóng đỏ cũng không truyền nhiệt tốt.Vì vậy, khi bước chân lên than đá nóng đỏ thì da thịt con người sẽ làm mát dần lớp bề mặt bên ngoài của than đá nhanh hơn tốc độ của sức nóng dịch chuyển từ dưới bề mặt than đá lên đến bàn chân.Điều này có nghĩa bạn phải chú ý đến thời gian tiếp xúc giữa bàn chân với than hồng. Theo đó, người đi trên than hồng phải đi bộ thật nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh đứng trên than quá lâu hoặc giẫm mạnh vì chúng có thể khiến bạn bị bỏng.Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra mỗi bước chân khi đi trên than hồng chưa đến nửa giây sẽ giúp con người không bị bỏng.Trong trường hợp bàn chân bị dính một mảnh than đá nóng thì người thực hiện thử thách mạo hiểm có thể bị bỏng hay phồng rộp da.Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Ngày nay, chúng ta nhìn thấy một số trường hợp có khả năng đi chân trần trên than hồng hay tro nóng mà không bị bỏng hay phồng rộp da. Thậm chí, người ta còn tổ chức các sự kiện với hàng ngàn người cùng tham gia thử thách mạo hiểm.
Người xưa thực hiện tập tục, nghi lễ này với mục đích gì là câu hỏi khiến nhiều người tò mò. Một quan điểm cho rằng, tập tục đi chân trần trên than hồng được thực hiện nhằm kiểm tra sức mạnh của một cá nhân, thử thách lòng dũng cảm hay niềm tin tôn giáo của họ.
Cũng có giả thuyết nhận định việc đi chân trần trên than hồng giúp thanh lọc cơ thể, xua đuổi điều xui xẻo và mang đến một nguồn sức mạnh bí ẩn.
Trước sự việc bí ẩn,
rùng rợn này, giới chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu. Theo các chuyên gia, tập tục đi chân trần trên than hồng được con người thực hiện từ khoảng năm 1200 trước Công nguyên.
Để có thể đi trên than hồng mà không bị bỏng chân, người ta phải nắm bắt tốt một số quy tắc. Cụ thể, than đá được đốt cho đến khi nóng đỏ rồi dải ra đường dài khoảng 3m để mọi người đi chân trần qua.
Các chuyên gia phát hiện than đá không phải là vật dẫn nhiệt quá tốt. Dù than đá có thể trở nên rất nóng (thường từ 538 - 1093 độ C) nhưng nó không thể truyền sức nóng tới các vật liệu khác một cách hiệu quả. Không những vậy, lớp tro bao bọc than đá nóng đỏ cũng không truyền nhiệt tốt.
Vì vậy, khi bước chân lên than đá nóng đỏ thì da thịt con người sẽ làm mát dần lớp bề mặt bên ngoài của than đá nhanh hơn tốc độ của sức nóng dịch chuyển từ dưới bề mặt than đá lên đến bàn chân.
Điều này có nghĩa bạn phải chú ý đến thời gian tiếp xúc giữa bàn chân với than hồng. Theo đó, người đi trên than hồng phải đi bộ thật nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh đứng trên than quá lâu hoặc giẫm mạnh vì chúng có thể khiến bạn bị bỏng.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra mỗi bước chân khi đi trên than hồng chưa đến nửa giây sẽ giúp con người không bị bỏng.
Trong trường hợp bàn chân bị dính một mảnh than đá nóng thì người thực hiện thử thách mạo hiểm có thể bị bỏng hay phồng rộp da.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)