Thăng Long là tên gọi của kinh đô của nước Đại Việt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng, trải dài từ năm 1010 - 1788, ngày nay là Thủ đô Hà Nội. Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là "rồng bay lên". Ảnh: Tổng cục Du lịch.Sông Cửu Long (9 con rồng) là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ của Việt Nam và đổ ra biển qua 9 cửa (ngày nay chỉ còn 7 cửa). Đây cũng là tên gọi của vùng đồng bằng được hình thành do phù sa của các nhánh sông này bồi đắp. Ảnh: Kiến Việt.Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được cả thế giới biết đến như kỳ quan thiên nhiên có một không hai với các đảo đá, hang động và bãi biển đẹp mê hồn. Địa danh mang tên Rồng bắt nguồn từ truyền thuyết về Rồng mẹ hạ xuống biển trong buổi đầu lập quốc của người Việt. Ảnh: Chudu24.Cũng trong truyền thuyết về Hạ Long, nơi Rồng con hạ xuống được gọi là vịnh Bái Tử Long, đuôi rồng quẫy nước trắng xóa tạo thành đảo Bạch Long Vĩ. Là một phần trong quần thể di sản vịnh Hạ Long, với những hòn đảo xinh đẹp có bãi cát dài trắng xóa, Vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Ảnh: Chudu24.Bạch Long Vĩ – “cái đuôi rồng quẫy nước trắng xóa” ngày nay thuộc tỉnh Hải Phòng. Đây là một hòn đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: My Tour.Cầu Long Biên thường được người dân Hà Nội gọi một cách tự hào là “cầu Rồng”, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do kiến trúc sư lừng danh người Pháp Gustave Eiffel Pháp thiết kế. Cầu được xây dựng từ năm 1899 – 1902. Ảnh: Zing.Bến Nhà Rồng (ngã ba sông Sài Gòn, quận 4, TP HCM) là nơi vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình cứu nước. Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt" được gắn trên nóc tòa nhà trụ sở thương cảng. Ảnh: VnTrip.Bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, được coi như một biểu tượng cho ý chí quật cường của quân dân Thanh Hóa.Hàm Rồng cũng là tên của một ngọn núi nổi tiếng nằm ở thị trấn du lịch Sa Pa. Núi mang tên này do mang dáng dấp khá rõ nét của một chiếc đầu rồng đang ngẩng lên trời. Đây một điểm đến được nhiều du khách ưa thích với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Ảnh: VnTrip.Được ví như một con rồng biển màu xanh, bãi biển Long Hải (thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, TP Vũng Tàu) được nhiều người biết đến với những bãi tắm trải dài, uốn lượn, nước xanh trong. Khung cảnh nên thơ của vùng biển nơi đây còn được điểm thêm vẻ hùng vĩ của những mỏm núi đá vươn ra như thách thức sóng biển… Ảnh: My Tour.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Thăng Long là tên gọi của kinh đô của nước Đại Việt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng, trải dài từ năm 1010 - 1788, ngày nay là Thủ đô Hà Nội. Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là "rồng bay lên". Ảnh: Tổng cục Du lịch.
Sông Cửu Long (9 con rồng) là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ của Việt Nam và đổ ra biển qua 9 cửa (ngày nay chỉ còn 7 cửa). Đây cũng là tên gọi của vùng đồng bằng được hình thành do phù sa của các nhánh sông này bồi đắp. Ảnh: Kiến Việt.
Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được cả thế giới biết đến như kỳ quan thiên nhiên có một không hai với các đảo đá, hang động và bãi biển đẹp mê hồn. Địa danh mang tên Rồng bắt nguồn từ truyền thuyết về Rồng mẹ hạ xuống biển trong buổi đầu lập quốc của người Việt. Ảnh: Chudu24.
Cũng trong truyền thuyết về Hạ Long, nơi Rồng con hạ xuống được gọi là vịnh Bái Tử Long, đuôi rồng quẫy nước trắng xóa tạo thành đảo Bạch Long Vĩ. Là một phần trong quần thể di sản vịnh Hạ Long, với những hòn đảo xinh đẹp có bãi cát dài trắng xóa, Vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Ảnh: Chudu24.
Bạch Long Vĩ – “cái đuôi rồng quẫy nước trắng xóa” ngày nay thuộc tỉnh Hải Phòng. Đây là một hòn đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: My Tour.
Cầu Long Biên thường được người dân Hà Nội gọi một cách tự hào là “cầu Rồng”, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do kiến trúc sư lừng danh người Pháp Gustave Eiffel Pháp thiết kế. Cầu được xây dựng từ năm 1899 – 1902. Ảnh: Zing.
Bến Nhà Rồng (ngã ba sông Sài Gòn, quận 4, TP HCM) là nơi vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình cứu nước. Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt" được gắn trên nóc tòa nhà trụ sở thương cảng. Ảnh: VnTrip.
Bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, được coi như một biểu tượng cho ý chí quật cường của quân dân Thanh Hóa.
Hàm Rồng cũng là tên của một ngọn núi nổi tiếng nằm ở thị trấn du lịch Sa Pa. Núi mang tên này do mang dáng dấp khá rõ nét của một chiếc đầu rồng đang ngẩng lên trời. Đây một điểm đến được nhiều du khách ưa thích với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Ảnh: VnTrip.
Được ví như một con rồng biển màu xanh, bãi biển Long Hải (thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, TP Vũng Tàu) được nhiều người biết đến với những bãi tắm trải dài, uốn lượn, nước xanh trong. Khung cảnh nên thơ của vùng biển nơi đây còn được điểm thêm vẻ hùng vĩ của những mỏm núi đá vươn ra như thách thức sóng biển… Ảnh: My Tour.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.