Nằm ở địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm 1749, là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa. Công trình trăm tuổi này "choán" một phần diện tích vỉa hè và lòng đường của phố Hàng Chiếu.Tháp Bút là một ngọn tháp bằng đá cao 5 tầng, được xây dựng năm 1865 theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.Vỉa hè thuộc vườn hoa Diên Hồng (dân gian gọi là vườn hoa Con Cóc) ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có một công trình rất độc đáo: Đài phun nước cổ nhất của Hà Nội, được xây từ năm 1901.Phu Văn Lâu nằm trên vỉa hè đường Lê Duẩn ở Huế được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Đây cũng là một biểu tượng của kinh thành Huế.Nằm ở vỉa hè đối diện với Phu Văn Lâu qua đường Lê Duẩn là Nghênh Lương Đình, được xây dựng từ năm 1852 làm nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.Tòa Thương Bạc là một di tích lịch sử của Huế, được xây từ năm 1875 làm trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Do các biến cố lịch sử mà công trình này ngày nay chỉ còn lại một tiểu đình và cổng tam quan nằm trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo.Nằm trên vỉa hè đường Lê Lợi ở Huế, đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (còn được gọi là Bia Quốc Học) được xây vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong hàng ngũ của quân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, cầu Mống ở Sài Gòn là cây cầu cổ do Công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 - 1894. Ngày nay, hai đầu cầu chiếm gần hết bề rộng vỉa hè đường Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn.Cũng nằm trên vỉa hè đường Võ Văn Kiệt, cột cờ Thủ Ngữ (quận 1, TP HCM) do người Pháp dựng vào tháng năm 1865 để treo cờ hiệu đón tàu thuyền ra vào cảng. Đây là một di tích lịch sử quan trọng, gắn với quá trình giao thương và phát triển của Sài Gòn.Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực của thành phố Rạch Giá, cổng tam quan Rạch Giá được xây từ một thế kỷ trước, là công trình biểu tượng của thành phố này. Giống như Ô Quan Chưởng Hà Nội, tam quan Rạch Giá cũng "chiếm dụng" một phần diện tích vỉa hè và lòng đường.
Nằm ở địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm 1749, là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa. Công trình trăm tuổi này "choán" một phần diện tích vỉa hè và lòng đường của phố Hàng Chiếu.
Tháp Bút là một ngọn tháp bằng đá cao 5 tầng, được xây dựng năm 1865 theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vỉa hè thuộc vườn hoa Diên Hồng (dân gian gọi là vườn hoa Con Cóc) ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có một công trình rất độc đáo: Đài phun nước cổ nhất của Hà Nội, được xây từ năm 1901.
Phu Văn Lâu nằm trên vỉa hè đường Lê Duẩn ở Huế được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Đây cũng là một biểu tượng của kinh thành Huế.
Nằm ở vỉa hè đối diện với Phu Văn Lâu qua đường Lê Duẩn là Nghênh Lương Đình, được xây dựng từ năm 1852 làm nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Tòa Thương Bạc là một di tích lịch sử của Huế, được xây từ năm 1875 làm trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Do các biến cố lịch sử mà công trình này ngày nay chỉ còn lại một tiểu đình và cổng tam quan nằm trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo.
Nằm trên vỉa hè đường Lê Lợi ở Huế, đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (còn được gọi là Bia Quốc Học) được xây vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong hàng ngũ của quân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, cầu Mống ở Sài Gòn là cây cầu cổ do Công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 - 1894. Ngày nay, hai đầu cầu chiếm gần hết bề rộng vỉa hè đường Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn.
Cũng nằm trên vỉa hè đường Võ Văn Kiệt, cột cờ Thủ Ngữ (quận 1, TP HCM) do người Pháp dựng vào tháng năm 1865 để treo cờ hiệu đón tàu thuyền ra vào cảng. Đây là một di tích lịch sử quan trọng, gắn với quá trình giao thương và phát triển của Sài Gòn.
Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực của thành phố Rạch Giá, cổng tam quan Rạch Giá được xây từ một thế kỷ trước, là công trình biểu tượng của thành phố này. Giống như Ô Quan Chưởng Hà Nội, tam quan Rạch Giá cũng "chiếm dụng" một phần diện tích vỉa hè và lòng đường.