Logo của tỉnh Thanh Hóa: Thành nhà Hồ. Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới, là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu thời nhà Hồ. Logo của tỉnh Thừa Thiên Huế: Cầu Trường Tiền và Ngọ Môn. Nếu cầu Trường Tiền mang hơi thở của một thời đại công nghiệp mới thì Ngọ Môn là biểu tượng cho thời vàng son của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Logo của tỉnh Quảng Trị: Cầu Hiền Lương. Bắc qua sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là một biểu tượng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai miền bắc Nam.. Logo của tỉnh Quảng Nam: Thánh địa Mỹ Sơn và chùa Cầu Hội An. Hai Di sản văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An đã khiến Quảng Nam trở thành miền đất được bạn bè khắp năm châu tìm đến khám phá. Logo của tỉnh Bình Định: Tượng đài hoàng đế Quang Trung ở thành phố Quy Nhơn. Tượng đài vị hoàng đế vĩ đại là một hình ảnh cô đọng về hào khí Tây Sơn của những người con đất võ Bình Định. Logo của tỉnh Bình Thuận: Tháp nước Phan Thiết. Được xây dựng từ năm 1928-1934, tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử hiện đại của thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Logo của tỉnh Tây Ninh: Hồ Dầu Tiếng. Được xây dựng từ năm 1981-1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Ngoài vai trò về thủy lợi, hồ còn là thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh. Logo của tỉnh Bình Phước: Nhà giao tế Lộc Ninh. Được xây dựng vào năm 1973, tòa nhà này là trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ. Logo của tỉnh An Giang: Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngôi đền này nằm ở trung tâm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở cù lao Ông Hổ. Đây là quê nhà đồng chí Tôn Đức Thắng (1888-1990), vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam. Logo của tỉnh Vĩnh Long: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Được xây dựng từ 1864-1866, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao đạo học truyền thống. Logo của tỉnh Kiên Giang: Tam quan Rạch Giá. Công trình kiến trúc độc đáo này được xây dựng cách đây một thế kỷ, được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá cũng như toàn tỉnh Kiên Giang.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Logo của tỉnh Thanh Hóa: Thành nhà Hồ. Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới, là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu thời nhà Hồ.
Logo của tỉnh Thừa Thiên Huế: Cầu Trường Tiền và Ngọ Môn. Nếu cầu Trường Tiền mang hơi thở của một thời đại công nghiệp mới thì Ngọ Môn là biểu tượng cho thời vàng son của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Logo của tỉnh Quảng Trị: Cầu Hiền Lương. Bắc qua sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là một biểu tượng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai miền bắc Nam..
Logo của tỉnh Quảng Nam: Thánh địa Mỹ Sơn và chùa Cầu Hội An. Hai Di sản văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An đã khiến Quảng Nam trở thành miền đất được bạn bè khắp năm châu tìm đến khám phá.
Logo của tỉnh Bình Định: Tượng đài hoàng đế Quang Trung ở thành phố Quy Nhơn. Tượng đài vị hoàng đế vĩ đại là một hình ảnh cô đọng về hào khí Tây Sơn của những người con đất võ Bình Định.
Logo của tỉnh Bình Thuận: Tháp nước Phan Thiết. Được xây dựng từ năm 1928-1934, tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử hiện đại của thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Logo của tỉnh Tây Ninh: Hồ Dầu Tiếng. Được xây dựng từ năm 1981-1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Ngoài vai trò về thủy lợi, hồ còn là thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh.
Logo của tỉnh Bình Phước: Nhà giao tế Lộc Ninh. Được xây dựng vào năm 1973, tòa nhà này là trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Logo của tỉnh An Giang: Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngôi đền này nằm ở trung tâm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở cù lao Ông Hổ. Đây là quê nhà đồng chí Tôn Đức Thắng (1888-1990), vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam.
Logo của tỉnh Vĩnh Long: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Được xây dựng từ 1864-1866, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao đạo học truyền thống.
Logo của tỉnh Kiên Giang: Tam quan Rạch Giá. Công trình kiến trúc độc đáo này được xây dựng cách đây một thế kỷ, được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá cũng như toàn tỉnh Kiên Giang.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.