Ngay từ khi dựng đô tại Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc gỗ chạm trổ công phu, trang trí khéo léo. Tiếc rằng đến ngày nay, dấu tích các công trình lại còn lại chủ yểu là các hiện vật bằng gạch đá. Ảnh: Các loại gạch ngói từng dùng trong cung điện thời Lý.Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các loại hình ngói lợp mái phong phú, như ngói ống lợp diềm mái có đầu tròn trang trí hoa sen, trên gắn lá đề, bên trong chạm khắc hình rồng, phượng hay uyên ương và các loại phù điêu trang trí mái bằng đất nung.Các hiện vật này được tạo tác rất tinh xảo, cho thấy các cung điện, lầu gác, chùa, đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý được xây dựng rất công phu, đẹp đẽ.Một mẫu ngói úp nóc gắn lá đề lệch trang trí hình rồng bằng đất nung thời Lý.Đầu ngói ống trang trí hình hoa sen thời Lý.Loại ngói úp bờ dải, bên trên gắn tượng uyên ương (ngói uyên ương) là một sáng tạo kiến trúc thời Lý khiến hậu thế ngạc nhiên về sự tinh tế. Loại ngói này thường được xếp thành hàng, tạo nên cảnh tượng như một đàn uyên ương trên mái các công trình.Theo quan niệm của giới tinh hoa thời Lý, uyên ương là một trong những loài vật mang biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là sự hiện thân của hạnh phúc.Tượng đầu chim phượng hoàng trang trí đầu nóc mái kiến trúc thời Lý gây choáng ngợp bởi kích thước lớn và sự tạo tác hết sức cầu kỳ.Theo truyền thuyết, phượng là vua của các loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp. Phượng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.Sau khi tiếp quản Thăng Long từ nhà Lý, nhà Trần đã thừa hưởng toàn bộ di sản kiến trúc, cung điện, lầu gác của nhà Lý, tiếp tục duy trì, tôn tạo trong thời gian dài. Ành: Tượng sư tử bằng đất nung trang trí mái công trình thời Trần.Các loại ngói lợp mái và phù điêu trang trí mái của thời Trần cho thấy sự kế thừa xuất sắc và những bước chuyển của phong cách nghệ thuật trang trí bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.Ngói lá đề lớn úp nóc trang trí chim phượng bằng đất nung thời Trần. Loại ngói này được đặt chính giữa mái cung điện, thể hiện hình ảnh rồng hoặc phượng trong lá đề - biểu tượng về sự giác ngộ trong Phật giáo.Ngói gắn lá đề lệch được xếp thành hai hàng ở hai bên lá đề lớn. Loại ngói này cũng trang trí rồng hoặc phượng, kích thước nhỏ nhưng được chạm khắc rất tỉ mỉ.Hình tượng chim phượng trên một mảnh ngói lá đề lệch thời Trần.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Ngay từ khi dựng đô tại Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc gỗ chạm trổ công phu, trang trí khéo léo. Tiếc rằng đến ngày nay, dấu tích các công trình lại còn lại chủ yểu là các hiện vật bằng gạch đá. Ảnh: Các loại gạch ngói từng dùng trong cung điện thời Lý.
Tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các loại hình ngói lợp mái phong phú, như ngói ống lợp diềm mái có đầu tròn trang trí hoa sen, trên gắn lá đề, bên trong chạm khắc hình rồng, phượng hay uyên ương và các loại phù điêu trang trí mái bằng đất nung.
Các hiện vật này được tạo tác rất tinh xảo, cho thấy các cung điện, lầu gác, chùa, đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý được xây dựng rất công phu, đẹp đẽ.
Một mẫu ngói úp nóc gắn lá đề lệch trang trí hình rồng bằng đất nung thời Lý.
Đầu ngói ống trang trí hình hoa sen thời Lý.
Loại ngói úp bờ dải, bên trên gắn tượng uyên ương (ngói uyên ương) là một sáng tạo kiến trúc thời Lý khiến hậu thế ngạc nhiên về sự tinh tế. Loại ngói này thường được xếp thành hàng, tạo nên cảnh tượng như một đàn uyên ương trên mái các công trình.
Theo quan niệm của giới tinh hoa thời Lý, uyên ương là một trong những loài vật mang biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là sự hiện thân của hạnh phúc.
Tượng đầu chim phượng hoàng trang trí đầu nóc mái kiến trúc thời Lý gây choáng ngợp bởi kích thước lớn và sự tạo tác hết sức cầu kỳ.
Theo truyền thuyết, phượng là vua của các loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp. Phượng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.
Sau khi tiếp quản Thăng Long từ nhà Lý, nhà Trần đã thừa hưởng toàn bộ di sản kiến trúc, cung điện, lầu gác của nhà Lý, tiếp tục duy trì, tôn tạo trong thời gian dài. Ành: Tượng sư tử bằng đất nung trang trí mái công trình thời Trần.
Các loại ngói lợp mái và phù điêu trang trí mái của thời Trần cho thấy sự kế thừa xuất sắc và những bước chuyển của phong cách nghệ thuật trang trí bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Ngói lá đề lớn úp nóc trang trí chim phượng bằng đất nung thời Trần. Loại ngói này được đặt chính giữa mái cung điện, thể hiện hình ảnh rồng hoặc phượng trong lá đề - biểu tượng về sự giác ngộ trong Phật giáo.
Ngói gắn lá đề lệch được xếp thành hai hàng ở hai bên lá đề lớn. Loại ngói này cũng trang trí rồng hoặc phượng, kích thước nhỏ nhưng được chạm khắc rất tỉ mỉ.
Hình tượng chim phượng trên một mảnh ngói lá đề lệch thời Trần.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.