Nằm ở trung tâm quận 1, c ông viên Tao Đàn (tên gọi đầy đủ là Công viên Văn hóa Tao Đàn) là một công viên nổi tiếng lâu đời của Sài Gòn,Nguyên khu đất xây công viên thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (nay là đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh.Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô, có lẽ là phiên âm theo préau, tiếng Pháp, nghĩa là "sân lát gạch".Sau năm 1954, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống (Dinh Độc Lập) và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn".Sau 1975 Vườn Tao Đàn đổi tên là Công viên Văn hoá Tao Đàn", nhưng người dân thường gọi ngắn gọn là công viên Tao Đàn.Trong lịch sử 150 của mình, công viên Tao Đàn luôn giữ vai trò một công viên chính của thành phố. Nơi đây nối tiếng với mật độ cây xanh dày đặc bậc nhất của Sài Gòn.Bên cạnh các cây cổ thụ lâu năm, công viên còn có khu vực trồng các loài cây lạ du nhập từ nhiều vùng miền của Việt Nam và cả các quốc gia khác trên thế giới.Công viên cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như sóc, thằn lằn, rắn cùng các loài chim.Bên cạnh nét đẹp thiên nhiên, công viên Tao Đàn còn là nơi tọa lạc nhiều công trình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu là khu đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng năm 1992.Giữa trung tâm của công viên có một tháp Chăm nhỏ nằm bên hồ nước.Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh trong công viên.Khu vườn tượng với nhiều tác phẩm điêu khắc hấp dẫn.Một góc công viên còn có cả một khu mộ cổ với quy mô khá lớn.Ngày nay, công viên Tao Đàn là địa điểm thu hút đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước đến thư giãn, tham quan.
Nằm ở trung tâm quận 1, c ông viên Tao Đàn (tên gọi đầy đủ là Công viên Văn hóa Tao Đàn) là một công viên nổi tiếng lâu đời của Sài Gòn,
Nguyên khu đất xây công viên thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (nay là đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh.
Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô, có lẽ là phiên âm theo préau, tiếng Pháp, nghĩa là "sân lát gạch".
Sau năm 1954, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống (Dinh Độc Lập) và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn".
Sau 1975 Vườn Tao Đàn đổi tên là Công viên Văn hoá Tao Đàn", nhưng người dân thường gọi ngắn gọn là công viên Tao Đàn.
Trong lịch sử 150 của mình, công viên Tao Đàn luôn giữ vai trò một công viên chính của thành phố. Nơi đây nối tiếng với mật độ cây xanh dày đặc bậc nhất của Sài Gòn.
Bên cạnh các cây cổ thụ lâu năm, công viên còn có khu vực trồng các loài cây lạ du nhập từ nhiều vùng miền của Việt Nam và cả các quốc gia khác trên thế giới.
Công viên cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như sóc, thằn lằn, rắn cùng các loài chim.
Bên cạnh nét đẹp thiên nhiên, công viên Tao Đàn còn là nơi tọa lạc nhiều công trình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu là khu đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng năm 1992.
Giữa trung tâm của công viên có một tháp Chăm nhỏ nằm bên hồ nước.
Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh trong công viên.
Khu vườn tượng với nhiều tác phẩm điêu khắc hấp dẫn.
Một góc công viên còn có cả một khu mộ cổ với quy mô khá lớn.
Ngày nay, công viên Tao Đàn là địa điểm thu hút đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước đến thư giãn, tham quan.