Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Ích Tắc (1-1329) là hoàng tử thứ năm, con vua Trần Thái Tông. Ông là em cùng cha khác mẹ với Trần Thánh Tông. Ích Tắc được đánh giá là "thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời". Ông cũng có nhiều tài lẻ như đá cầu, đánh cờ...Đến 15 tuổi, Ích Tắc đã làu thông kinh sử và các thuật. Hoàng tử nhà Trần này từng mở học đường, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài. "Bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu... gồm 20 người, đều được dùng cho đời", sách Đại Việt sử ký viết. Tháng 5/1267, Ích Tắc được Trần Thánh Tông khi ấy đã làm vua, phong làm Chiêu Quốc Vương. Phủ đệ của ông được người đương thời đánh giá là hào hoa phong nhã bậc nhất kinh thành, dù không hẳn đã là rộng nhất.
Sách Đại Việt sử ký viết: "15 tuổi, Ích Tắc thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống Nam".
Bởi lòng tham ấy, trong lần quân Nguyên Mông đánh chiếm nước Đại Việt lần hai, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đã đem gia thuộc đầu hàng để được làm vua. Người Nguyên sau đó đưa ông về Trung Quốc và phong là An Nam Quốc Vương.
Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Thông minh, giỏi văn chương, nhưng tính cách nhỏ mọn, có ý tranh giành ngôi báu với vua Trần Thánh Tông, gửi mật thư thông đồng với giặc. Năm 1285, khi Thoát Hoan kéo quân xâm lược nước tai, Trần Ích Tắc được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang, nhân cơ hội đó, đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương.
Sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã tổ chức định công và xét tội các quân sĩ.
Với những kẻ đầu hàng nhà Nguyên từ kháng chiến lần hai, dù bản thân ở với giặc cũng bị kết án vắng mặt. Những người này hoặc xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính.
Tuy nhiên, với trường hợp Ích Tắc, "vì là chỗ thân tình cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy", sách Đại Việt sử ký ghi lại.Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc đã ở lại Trung Quốc sinh sống, được giao một chức quan.
Sách Đại Việt sử ký ghi, năm 1292, một người là Nguyễn Đại Phạp đến nước Nguyên, tới đất Ngọc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vào yết kiến các quan bình chương ở hành tỉnh.
"Lúc ấy Chiêu Quốc Vương Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Đại Phạp chỉ không chào một mình hắn. Ích Tắc hỏi: Ngươi không phải là tên biên chép ở nhà Chiêu Đạo Vương (con thứ của Trần Thái Tông, anh cùng mẹ với Ích Tắc) đó ư?
Đại Phạp trả lời: Việc đời đổi thay, Đại Phạp trước vốn là tên biên chép cho Chiêu Đạo Vương nay là sứ giả, cũng như Bình chương xưa kia là con vua, nay lại là người đầu hàng giặc.
Ích Tắc có vẻ hổ thẹn. Từ đấy về sau, sứ ta đến, hắn không còn ngồi ở tỉnh đường nữa", theo Đại Việt sử ký.
Sống đời còn lại ở phương Bắc, năm 1329, Ích Tắc chết, thọ 75 tuổi.Năm 1281, chú của vua Trần Thánh Tông là Trần Di Ái thay vua sang sứ nhà Nguyên. Lấy cớ vua Trần không sang, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, sai Bột Nham Thiết Mộc Nhi đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì quân hộ tống bị quân Trần đánh cho bán sống bán chết bỏ chạy. Trần Di Ái và bộ sậu bị bắt về. Vua Trần tha cho tội chết, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, suốt đời nhục nhã không dám ngẩng mặt lên.
Trần Kiện là con rể của Trần Quang Khải. Năm 1284, Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc Nguyên ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi đã cùng Lê Trắc một vạn quân hàng giặc. Sau Trần Kiện theo Thoát Hoan cùng những tôn thất phản bội khác của nhà Trần về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cùng đường phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.Trần Văn Lộng là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ, nhưng khác với người ông đầy mưu lược, gan dạ của mình, Trần Văn Lộng lại chỉ là kẻ bán nước đê hèn. Khi được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái, gặp phải quân Nguyên tấn công năm 1284, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người. Suốt đời không được về lại nơi “chôn rau cắt rốn”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Ích Tắc (1-1329) là hoàng tử thứ năm, con vua Trần Thái Tông. Ông là em cùng cha khác mẹ với Trần Thánh Tông. Ích Tắc được đánh giá là "thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời". Ông cũng có nhiều tài lẻ như đá cầu, đánh cờ...
Đến 15 tuổi, Ích Tắc đã làu thông kinh sử và các thuật. Hoàng tử nhà Trần này từng mở học đường, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài. "Bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu... gồm 20 người, đều được dùng cho đời", sách Đại Việt sử ký viết. Tháng 5/1267, Ích Tắc được Trần Thánh Tông khi ấy đã làm vua, phong làm Chiêu Quốc Vương. Phủ đệ của ông được người đương thời đánh giá là hào hoa phong nhã bậc nhất kinh thành, dù không hẳn đã là rộng nhất.
Sách Đại Việt sử ký viết: "15 tuổi, Ích Tắc thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống Nam".
Bởi lòng tham ấy, trong lần quân Nguyên Mông đánh chiếm nước Đại Việt lần hai, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đã đem gia thuộc đầu hàng để được làm vua. Người Nguyên sau đó đưa ông về Trung Quốc và phong là An Nam Quốc Vương.
Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Thông minh, giỏi văn chương, nhưng tính cách nhỏ mọn, có ý tranh giành ngôi báu với vua Trần Thánh Tông, gửi mật thư thông đồng với giặc. Năm 1285, khi Thoát Hoan kéo quân xâm lược nước tai, Trần Ích Tắc được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang, nhân cơ hội đó, đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương.
Sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã tổ chức định công và xét tội các quân sĩ.
Với những kẻ đầu hàng nhà Nguyên từ kháng chiến lần hai, dù bản thân ở với giặc cũng bị kết án vắng mặt. Những người này hoặc xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính.
Tuy nhiên, với trường hợp Ích Tắc, "vì là chỗ thân tình cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy", sách Đại Việt sử ký ghi lại.
Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc đã ở lại Trung Quốc sinh sống, được giao một chức quan.
Sách Đại Việt sử ký ghi, năm 1292, một người là Nguyễn Đại Phạp đến nước Nguyên, tới đất Ngọc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vào yết kiến các quan bình chương ở hành tỉnh.
"Lúc ấy Chiêu Quốc Vương Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Đại Phạp chỉ không chào một mình hắn. Ích Tắc hỏi: Ngươi không phải là tên biên chép ở nhà Chiêu Đạo Vương (con thứ của Trần Thái Tông, anh cùng mẹ với Ích Tắc) đó ư?
Đại Phạp trả lời: Việc đời đổi thay, Đại Phạp trước vốn là tên biên chép cho Chiêu Đạo Vương nay là sứ giả, cũng như Bình chương xưa kia là con vua, nay lại là người đầu hàng giặc.
Ích Tắc có vẻ hổ thẹn. Từ đấy về sau, sứ ta đến, hắn không còn ngồi ở tỉnh đường nữa", theo Đại Việt sử ký.
Sống đời còn lại ở phương Bắc, năm 1329, Ích Tắc chết, thọ 75 tuổi.
Năm 1281, chú của vua Trần Thánh Tông là Trần Di Ái thay vua sang sứ nhà Nguyên. Lấy cớ vua Trần không sang, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, sai Bột Nham Thiết Mộc Nhi đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì quân hộ tống bị quân Trần đánh cho bán sống bán chết bỏ chạy. Trần Di Ái và bộ sậu bị bắt về. Vua Trần tha cho tội chết, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, suốt đời nhục nhã không dám ngẩng mặt lên.
Trần Kiện là con rể của Trần Quang Khải. Năm 1284, Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc Nguyên ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi đã cùng Lê Trắc một vạn quân hàng giặc. Sau Trần Kiện theo Thoát Hoan cùng những tôn thất phản bội khác của nhà Trần về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cùng đường phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.
Trần Văn Lộng là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ, nhưng khác với người ông đầy mưu lược, gan dạ của mình, Trần Văn Lộng lại chỉ là kẻ bán nước đê hèn. Khi được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái, gặp phải quân Nguyên tấn công năm 1284, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người. Suốt đời không được về lại nơi “chôn rau cắt rốn”.