Hoàng đế Sùng Trinh của nhà Minh đăng cơ năm 1627 và trị vì đất trong 17 năm. Kể từ khi hoàng đế Sùng Trinh đăng cơ, khí hậu trở nên vô cùng khắc nghiệt, thiên tai liên tục xảy ra. Trong số này hạn hán xảy ra nhiều nhất.Theo "Hán Nam Tục Quận Chí" ghi lại, năm đầu tiên vua Sùng Trinh trị vì đất nước, toàn bộ bầu trời đỏ như máu; năm thứ 5 đói kém, năm thứ 6 năm lũ lụt; năm thứ 7 nạn châu chấu mùa thu, đói to. Đến năm thứ 9, hạn hán, lũ lụt xảy ra khiến nhiều người dân không có nhà ở, phải tha phương cầu thực. Đến năm Sùng Trinh thứ 11, nạn châu chấu hoành hành, bay che trời. Năm thứ 13 đại hạn; năm thứ 14 tiếp tục hạn hán.Do hạn hán thường xuyên xảy ra nên dân chúng dưới thời hoàng đế Sùng Trinh gặp phải tình trạng thiếu lương thực, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi. Từ đó, tình trạng cướp bóc, tranh cướp, ẩu đả... gây mất trật tự xã hội. Không ít người chết vì ăn cây cỏ, vỏ cây.Biết những điều này, vua Sùng Trinh tự trách bản thân đã không làm tốt trách nhiệm của bậc thiên tử. Từ đây, ông thực hiện ăn chay trường, tự tay viết "Tội kỷ chiếu" xin nhận tội nhằm cầu mong ông trời sớm trút mưa xuống. Thế nhưng, việc làm này không có hiệu quả.Về sau, hoàng đế Sùng Trinh dẫn theo 100 văn võ bá quan đi bộ từ Tử Cấm Thành đến vùng ngoại ô ở phía Nam để lập đàn cầu mưa.Sau khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, hoàng đế Sùng Trinh quỳ xuống đất, phủ phục thân mình rồi ngẩng đầu lên bầu trời khóc lớn và cầu xin ông trời ban mưa.Dường như "ông trời" nghe thấy lời thỉnh cầu chân thành của hoàng đế Sùng Trinh nên bất ngờ mây đen kéo đến và trời đổ mưa lớn. Trận mưa kéo dài 3 ngày đã giúp tình trạng hạn hán được khắc phục, người dân reo hò vui mừng.Thế nhưng, sau khi hạn hán đã qua đi, những thảm kịch tồi tệ khác xảy ra như lũ lụt, nạn châu chấu, mất mùa, nạn đói... khiến tình hình nhà Minh trong những năm tiếp theo ngày càng xấu đi.Thêm vào đó, nhiều quan lại triều đình nhà Minh hủ bại, dân chúng lầm than nên xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa. Dù hoàng đế Sùng Trinh dốc sức xử lý chuyện triều chính nhưng không thể giúp nhà Minh tránh được thảm kịch diệt vong.Cuối cùng, vào năm 1644, ông hoàng này tự sát và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Minh. Sau đó, nhà Thanh tiếp nối lịch sử các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Hoàng đế Sùng Trinh của nhà Minh đăng cơ năm 1627 và trị vì đất trong 17 năm. Kể từ khi hoàng đế Sùng Trinh đăng cơ, khí hậu trở nên vô cùng khắc nghiệt, thiên tai liên tục xảy ra. Trong số này hạn hán xảy ra nhiều nhất.
Theo "Hán Nam Tục Quận Chí" ghi lại, năm đầu tiên vua Sùng Trinh trị vì đất nước, toàn bộ bầu trời đỏ như máu; năm thứ 5 đói kém, năm thứ 6 năm lũ lụt; năm thứ 7 nạn châu chấu mùa thu, đói to. Đến năm thứ 9, hạn hán, lũ lụt xảy ra khiến nhiều người dân không có nhà ở, phải tha phương cầu thực. Đến năm Sùng Trinh thứ 11, nạn châu chấu hoành hành, bay che trời. Năm thứ 13 đại hạn; năm thứ 14 tiếp tục hạn hán.
Do hạn hán thường xuyên xảy ra nên dân chúng dưới thời hoàng đế Sùng Trinh gặp phải tình trạng thiếu lương thực, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi. Từ đó, tình trạng cướp bóc, tranh cướp, ẩu đả... gây mất trật tự xã hội. Không ít người chết vì ăn cây cỏ, vỏ cây.
Biết những điều này, vua Sùng Trinh tự trách bản thân đã không làm tốt trách nhiệm của bậc thiên tử. Từ đây, ông thực hiện ăn chay trường, tự tay viết "Tội kỷ chiếu" xin nhận tội nhằm cầu mong ông trời sớm trút mưa xuống. Thế nhưng, việc làm này không có hiệu quả.
Về sau, hoàng đế Sùng Trinh dẫn theo 100 văn võ bá quan đi bộ từ Tử Cấm Thành đến vùng ngoại ô ở phía Nam để lập đàn cầu mưa.
Sau khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, hoàng đế Sùng Trinh quỳ xuống đất, phủ phục thân mình rồi ngẩng đầu lên bầu trời khóc lớn và cầu xin ông trời ban mưa.
Dường như "ông trời" nghe thấy lời thỉnh cầu chân thành của hoàng đế Sùng Trinh nên bất ngờ mây đen kéo đến và trời đổ mưa lớn. Trận mưa kéo dài 3 ngày đã giúp tình trạng hạn hán được khắc phục, người dân reo hò vui mừng.
Thế nhưng, sau khi hạn hán đã qua đi, những thảm kịch tồi tệ khác xảy ra như lũ lụt, nạn châu chấu, mất mùa, nạn đói... khiến tình hình nhà Minh trong những năm tiếp theo ngày càng xấu đi.
Thêm vào đó, nhiều quan lại triều đình nhà Minh hủ bại, dân chúng lầm than nên xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa. Dù hoàng đế Sùng Trinh dốc sức xử lý chuyện triều chính nhưng không thể giúp nhà Minh tránh được thảm kịch diệt vong.
Cuối cùng, vào năm 1644, ông hoàng này tự sát và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Minh. Sau đó, nhà Thanh tiếp nối lịch sử các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.