Hoàng đế Quang Tự của nhà Thanh, thân là vua của một nước, mà 17 tuổi vẫn chưa kết hôn. Trớ trêu thay, Hoàng đế chỉ là hữu danh vô thực, mọi quyền cai trị hoàn toàn thuộc về tay Từ Hi Thái hậu. Quang Tự chỉ là con rối để mặc Từ Hi điều khiển, bao gồm cả chuyện kết hôn.
Quang Tự đế đăng cơ cũng là lần thứ hai buông rèm nghe chính của Từ Hi Thái hậu. Cũng bởi vì nguyên nhân này mà đã trì hoãn thời gian kết hôn của Quang Tự. Thế nhưng, Hoàng đế dù muốn dù không cũng phải kết hôn, mục đích là tìm con nối dõi. Đây không chỉ là sở thích cá nhân, mà là nhiệm vụ của một Hoàng đế phải làm, nếu không sẽ khiến quần thần lay động, hoàng thất lung lay.
Thời nhà Thanh, để đảm bảo huyết thống hoàng thất thuần khiết, Hoàng đế chỉ có thể kết hôn với người trong tộc mình.
Quang Tự 17 tuổi cũng đã sớm muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Từ Hi. Đáng thương là vị Hoàng đế trẻ luôn ngây thơ cho rằng bản thân có thể chọn người mình muốn.
Điều này chắc chắn là không thể, bởi vì Từ Hi muốn tiếp tục tận hưởng cảm giác nắm trọn quyền lực. Bởi vậy, đối tượng kết hôn với Quang Tự và ngồi lên vị trí Hoàng hậu cũng đã sớm định đoạt.
Tất cả các bước đều được lên kế hoạch một cách có trật tự, nhưng bất ngờ lại xảy ra, Thái Hòa môn của Tử Cấm Thành bị bốc cháy, cũng không rõ nguyên nhân. Lúc này chỉ còn một tháng nữa là đến ngày đại hôn.
Thái hậu mặc kệ, bắt buộc lễ thành hôn phải tuân theo quy tắc hôn lễ dành cho Hoàng hậu Đại Thanh, tức kiệu của Hoàng hậu được chở qua Đại Thanh môn rồi qua Thái Hòa môn nhập cung. Do vậy, Thái hậu sai người đẩy nhanh tốc độ sửa chữa, làm một tòa cửa lớn đánh tráo giả Thái Hòa môn. Sự việc được giải quyết khéo léo, nhìn bên ngoài không ai phát hiện ra đây là cửa giả.
Vì thế, đêm động phòng hoa chúc trở thành ngày không thể quên đối với Quang Tự. Đập vào mắt là Thái Hòa môn dán đầy giấy, từ xa nhìn lại vô cùng quái dị.
Sau khi kết thúc một loạt các nghi lễ, cuối cùng đã đến lúc vào động phòng. Không giống với động phòng của người bình thường, động phòng của Hoàng đế cần phải có cung nữ thái giám hầu hạ.
Bởi vì người phụ nữ này chính là cháu gái của Từ Hi, Tĩnh Phân, cũng chính là Long Dụ Hoàng hậu. Để nàng làm Hoàng hậu, vừa có thể thay Từ Hi giám sát Hoàng đế, còn có thể củng cố thế lực của mình.
Theo nhiều bức hình cũ nhà Thanh để lại, Long Dụ hiện lên với bộ dạng kém sắc. Đây cũng có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến Quang Tự chưa một lần động phòng với nàng.
Cuộc sống sau khi kết hôn hai người cũng không hạnh phúc, mà Quang Tự lại dành hết tình cảm của mình cho Trân phi. Nguyên nhân rất đơn giản, Trân phi tướng mạo xuất chúng, hơn nữa tính cách hoạt bát hướng ngoại, ở đâu cũng có thể thích nghi và làm sôi nổi bầu không khí.
Từ Hi tuy rằng cũng rất thích Trân phi, nhưng thế cục đã định sẵn, Long Dụ Hoàng hậu không thể có thai thì Trân phi cũng không thể, nếu không mọi kế hoạch sẽ tan thành bọt biển.
Cuối cùng, Từ Hi và Trân phi sinh lòng đấu đá lẫn nhau. Điều này trực tiếp khiến Quang Tự càng thêm ghét cay ghét đắng Tĩnh Phân, vì cho rằng Tĩnh Phân xúi giục Từ Hi, là tai mắt của Từ Hi.
Từ đầu đến cuối, Quang Tự và Tĩnh Phân chỉ có danh nghĩa vợ chồng, không hơn không kém. Nàng trở thành Hoàng thái hậu, thực lực không đủ, không có cách nào cống hiến cho thiên hạ nhà Thanh.
Bởi vì chưa từng sinh con, cũng không biết cách chăm sóc trẻ nhỏ, Long Dụ không thể giúp Phổ Nghi nhỏ bé có được cảm giác an toàn. Cho đến khi cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Long Dụ cũng thấy rõ tình hình trước mắt, nên đã thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh cũng như là đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ hơn nghìn năm của lịch sử Trung Quốc.
Thời thế đã khác, Long Dụ không thể thích ứng với sự thay đổi này và qua đời vào năm sau của nghi lễ thoái triều.
Vào cung bởi sự sắp xếp của Từ Hi, không được Hoàng đế sủng ái, vô duyên vô cớ bị "tẩy chay", trở thành kẻ ác trong mắt mọi người, cuối cùng ngậm ngùi thay tiểu Hoàng đế kết thúc sự tồn tại của vương triều. Nhìn lại cuộc đời Tĩnh Phân, tức Long Dụ Hoàng Thái hậu, bà có lẽ là vị phi tử đáng thương nhất Thanh triều.