Năm 1945, Mỹ ném bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki. Cụ thể, ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” rơi xuống Nagasaki. Theo ước tính, hơn 300.000 người thiệt mạng trong 2 vụ ném bom hạt nhân trên.Khoảng 10% số người tử vong khi Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki là người Hàn Quốc. Đa số họ là lao động trong các nhà máy sản xuất súng và đạn dược cho quân đội Nhật Bản.Nhiều người may mắn sống sót sau sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki nhưng bị nhiễm xạ, với di chứng là ung thư và các dị tật thai nhi.Sau khi trải qua sự kiện bom hạt nhân kinh hoàng trên, những người sống sót còn phải chịu sự phân biệt đối xử của một số người thiếu hiểu biết về vụ việc. Theo đó, không ít phụ nữ bị người yêu chia tay vì lo sợ họ không có khả năng sinh những đứa con khỏe mạnh.Những người may mắn sống sót sau khi Mỹ ném bom nguyên tử còn sống với vết thương và gánh nặng tâm lý trong suốt quãng đời còn lại.Một số người may mắn sống sót và con cái của họ bị xã hội Nhật Bản kỳ thị và chối bỏ. Thậm chí, có người khó có thể hòa nhập lại với lực lượng sản xuất.Ngay cả khi sự kiện Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản diễn ra cách đây hàng chục năm, nhiều người sống sót luôn giữ bí mật, tránh công khai về những gì mình trải qua để có một cuộc sống bình yên và không bị người khác kỳ thị.Nhiều thập kỷ sau khi Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản năm 1945, không ít người sống sót năm xưa đã tử vong do nhiễm độc phóng xạ.
Năm 1945, Mỹ ném bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki. Cụ thể, ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” rơi xuống Nagasaki. Theo ước tính, hơn 300.000 người thiệt mạng trong 2 vụ ném bom hạt nhân trên.
Khoảng 10% số người tử vong khi Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki là người Hàn Quốc. Đa số họ là lao động trong các nhà máy sản xuất súng và đạn dược cho quân đội Nhật Bản.
Nhiều người may mắn sống sót sau sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki nhưng bị nhiễm xạ, với di chứng là ung thư và các dị tật thai nhi.
Sau khi trải qua sự kiện bom hạt nhân kinh hoàng trên, những người sống sót còn phải chịu sự phân biệt đối xử của một số người thiếu hiểu biết về vụ việc. Theo đó, không ít phụ nữ bị người yêu chia tay vì lo sợ họ không có khả năng sinh những đứa con khỏe mạnh.
Những người may mắn sống sót sau khi Mỹ ném bom nguyên tử còn sống với vết thương và gánh nặng tâm lý trong suốt quãng đời còn lại.
Một số người may mắn sống sót và con cái của họ bị xã hội Nhật Bản kỳ thị và chối bỏ. Thậm chí, có người khó có thể hòa nhập lại với lực lượng sản xuất.
Ngay cả khi sự kiện Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản diễn ra cách đây hàng chục năm, nhiều người sống sót luôn giữ bí mật, tránh công khai về những gì mình trải qua để có một cuộc sống bình yên và không bị người khác kỳ thị.
Nhiều thập kỷ sau khi Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản năm 1945, không ít người sống sót năm xưa đã tử vong do nhiễm độc phóng xạ.