Từ ngày 24/10 - 27/10/1935, ngôi sao 5 cánh đầu tiên được lắp đặt trên đỉnh tháp Spasskaya của điện Kremlin ở thủ đô Moscow. Ngôi sao trên điện Kremlin này thay thế cho hình chim đại bàng 2 đầu (biểu tượng của Đế quốc Nga).Ngôi sao màu đỏ trở thành biểu tượng của Liên Xô sau khi Cách mạng tháng Mười thành công với màu đỏ là màu biểu tượng của cách mạng vô sản và 5 cánh sao tượng trưng cho giai cấp vô sản ở 5 châu lục trên thế giới.Về sau, 3 ngôi sao khác lần lượt được lắp đặt trên các tháp Troitskaya, Nikolskaya, Borovitskaya. Các ngôi sao này đều có điểm chung là được làm từ thép không gỉ và đồng đỏ. Trang trí hai mặt của ngôi sao là hình ảnh búa liềm làm bằng ngọc thạch từ núi Ural.Các ngôi sao được lắp trên các đỉnh tháp của điện Kremlin có thể chịu đựng được những cơn gió mạnh ở nhiều cấp độ.Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Cách mạng tháng Mười Nga (1917 - 1937), 4 ngôi sao trên được thay thế bằng 4 ngôi sao làm từ thủy tinh hồng ngọc.Thêm nữa, chính quyền Moscow còn quyết định lắp đặt thêm một ngôi sao khác trên tháp Vodovzvodnaya.Mỗi ngôi sao nặng gần 1 tấn và có đường kính 4m. Chúng được thiết kế đặc biệt khi luôn quay mặt trước về phía đối diện với chiều của lực gió.Bên trong các ngôi sao được trang bị những bóng đèn và được thắp sáng suốt ngày đêm. Các ngôi sao trên tháp Kremlin không sợ mất điện vì có hệ thống cấp điện riêng. Thêm nữa, các chuyên gia thường xuyên kiểm tra hoạt động của chúng.Kể từ khi lắp đặt cho đến nay, 5 ngôi sao trên điện Kremlin chỉ bị tắt đèn hai lần. Lần đầu tiên vào năm 1941. Khi ấy, để tránh cho khu vực này trở thành mục tiêu của máy bay địch tấn công nên đèn trong các ngôi sao được tắt đi.Lần thứ hai vào khoảng năm 1996. Khi ấy, các nhà làm phim tái hiện quang cảnh điện Kremlin hồi thế kỷ 19 - 20 nên cho tắt đèn ở 5 ngôi sao trên điện Kremlin.
Mời độc giả xem video: Một năm Tổng thống Nga Putin trở lại điện Kremlin (nguồn: VTC14).
Từ ngày 24/10 - 27/10/1935, ngôi sao 5 cánh đầu tiên được lắp đặt trên đỉnh tháp Spasskaya của điện Kremlin ở thủ đô Moscow. Ngôi sao trên điện Kremlin này thay thế cho hình chim đại bàng 2 đầu (biểu tượng của Đế quốc Nga).
Ngôi sao màu đỏ trở thành biểu tượng của Liên Xô sau khi Cách mạng tháng Mười thành công với màu đỏ là màu biểu tượng của cách mạng vô sản và 5 cánh sao tượng trưng cho giai cấp vô sản ở 5 châu lục trên thế giới.
Về sau, 3 ngôi sao khác lần lượt được lắp đặt trên các tháp Troitskaya, Nikolskaya, Borovitskaya. Các ngôi sao này đều có điểm chung là được làm từ thép không gỉ và đồng đỏ. Trang trí hai mặt của ngôi sao là hình ảnh búa liềm làm bằng ngọc thạch từ núi Ural.
Các ngôi sao được lắp trên các đỉnh tháp của điện Kremlin có thể chịu đựng được những cơn gió mạnh ở nhiều cấp độ.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Cách mạng tháng Mười Nga (1917 - 1937), 4 ngôi sao trên được thay thế bằng 4 ngôi sao làm từ thủy tinh hồng ngọc.
Thêm nữa, chính quyền Moscow còn quyết định lắp đặt thêm một ngôi sao khác trên tháp Vodovzvodnaya.
Mỗi ngôi sao nặng gần 1 tấn và có đường kính 4m. Chúng được thiết kế đặc biệt khi luôn quay mặt trước về phía đối diện với chiều của lực gió.
Bên trong các ngôi sao được trang bị những bóng đèn và được thắp sáng suốt ngày đêm. Các ngôi sao trên tháp Kremlin không sợ mất điện vì có hệ thống cấp điện riêng. Thêm nữa, các chuyên gia thường xuyên kiểm tra hoạt động của chúng.
Kể từ khi lắp đặt cho đến nay, 5 ngôi sao trên điện Kremlin chỉ bị tắt đèn hai lần. Lần đầu tiên vào năm 1941. Khi ấy, để tránh cho khu vực này trở thành mục tiêu của máy bay địch tấn công nên đèn trong các ngôi sao được tắt đi.
Lần thứ hai vào khoảng năm 1996. Khi ấy, các nhà làm phim tái hiện quang cảnh điện Kremlin hồi thế kỷ 19 - 20 nên cho tắt đèn ở 5 ngôi sao trên điện Kremlin.
Mời độc giả xem video: Một năm Tổng thống Nga Putin trở lại điện Kremlin (nguồn: VTC14).