Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng được mô tả là thừa tướng nhà Thục Hán có tài mưu lược hơn người. Ông rất giỏi dùng binh pháp.Một trong những trận pháp làm nên tên tuổi của Gia Cát Lượng là bát trận đồ. Trận pháp này được Gia Cát Lượng lấy đá xây dựng trên bãi cát của vùng đất Ngư Phúc.Một số nhân vật nổi tiếng thời đó đã từng nhìn thấy bát trận đồ bao gồm Tô Đại Hồ Tử của Bắc Tống. Khi nhìn từ trên núi xuống, người ta chỉ nhìn thấy bát trận đồ có khoảng cách hơn 100 dặm, thành tám hàng, 64 cột mốc, mỗi cột mốc đều là hình vòng tròn, toàn bộ bát trận đồ không có một chỗ nào là lồi lõm hết, giống như là bóng của mặt trời vậy.Khi lại gần để nhìn, Tô Đại Hồ Tử thấy chỉ toàn là đá, khó có thể phân biệt được. Bản thân ông ta cũng cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Tô Đông Pha không giải được, hàng ngàn năm nay, không biết có bao nhiêu người dẫn binh đánh trận cũng xem không hiểu.Theo các sử liệu, bát trận đồ của Gia Cát Lượng dựa trên nguyên lý "Bát quái" để từ đó bày thành 8 trận chính là: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy, theo 8 cửa lớn được phân bố kỵ binh hoặc bộ binh xung quanh.Trong 8 cửa đó sẽ có cửa tốt và cửa xấu. Nếu như kẻ địch không nắm rõ quy luật của trận pháp mà đi nhầm vào cửa xấu thì sẽ không thể nào tìm được lối ra.Thêm nữa, bát trận đồ có thể linh hoạt biến hóa khôn lường theo tình hình cụ thể. Điều này khiến quân địch giống như rơi vào mê cung mất phương hướng. Nhờ vậy, bát trận đồ của Gia Cát Lượng được cho là có thể chịu được sự tấn công của 100.000 quân lính.Trận pháp đặc biệt này do đích thân Gia Cát Lượng bố trí, sắp xếp nên chỉ có quân sư này biết cách sử dụng.Lịch sử ghi nhận chỉ có một người giải mã được bát trận đồ của Gia Cát Lượng là Tư Mã Hoàn Ôn (312 - 373) - đại tướng nhà Đông Tấn. Ông cho rằng, điểm độc đáo của Bát trận đồ chính là nó có thể thay đổi liên tục, giống như thế Thường Sơn xà (một loại rắn sống tại núi Thường Sơn).Tư Mã Hoàn Ôn lý giải giả sử trận pháp có phân chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, chính giữa và đuôi. Khi một khi phần nào bị tấn công, những phần còn lại sẽ lao tới cứu. Bởi chúng tuy độc lập nhưng lại có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây chính là sự tinh tế, biến hóa kỳ diệu của trận pháp này.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng được mô tả là thừa tướng nhà Thục Hán có tài mưu lược hơn người. Ông rất giỏi dùng binh pháp.
Một trong những trận pháp làm nên tên tuổi của Gia Cát Lượng là bát trận đồ. Trận pháp này được Gia Cát Lượng lấy đá xây dựng trên bãi cát của vùng đất Ngư Phúc.
Một số nhân vật nổi tiếng thời đó đã từng nhìn thấy bát trận đồ bao gồm Tô Đại Hồ Tử của Bắc Tống. Khi nhìn từ trên núi xuống, người ta chỉ nhìn thấy bát trận đồ có khoảng cách hơn 100 dặm, thành tám hàng, 64 cột mốc, mỗi cột mốc đều là hình vòng tròn, toàn bộ bát trận đồ không có một chỗ nào là lồi lõm hết, giống như là bóng của mặt trời vậy.
Khi lại gần để nhìn, Tô Đại Hồ Tử thấy chỉ toàn là đá, khó có thể phân biệt được. Bản thân ông ta cũng cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Tô Đông Pha không giải được, hàng ngàn năm nay, không biết có bao nhiêu người dẫn binh đánh trận cũng xem không hiểu.
Theo các sử liệu, bát trận đồ của Gia Cát Lượng dựa trên nguyên lý "Bát quái" để từ đó bày thành 8 trận chính là: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy, theo 8 cửa lớn được phân bố kỵ binh hoặc bộ binh xung quanh.
Trong 8 cửa đó sẽ có cửa tốt và cửa xấu. Nếu như kẻ địch không nắm rõ quy luật của trận pháp mà đi nhầm vào cửa xấu thì sẽ không thể nào tìm được lối ra.
Thêm nữa, bát trận đồ có thể linh hoạt biến hóa khôn lường theo tình hình cụ thể. Điều này khiến quân địch giống như rơi vào mê cung mất phương hướng. Nhờ vậy, bát trận đồ của Gia Cát Lượng được cho là có thể chịu được sự tấn công của 100.000 quân lính.
Trận pháp đặc biệt này do đích thân Gia Cát Lượng bố trí, sắp xếp nên chỉ có quân sư này biết cách sử dụng.
Lịch sử ghi nhận chỉ có một người giải mã được bát trận đồ của Gia Cát Lượng là Tư Mã Hoàn Ôn (312 - 373) - đại tướng nhà Đông Tấn. Ông cho rằng, điểm độc đáo của Bát trận đồ chính là nó có thể thay đổi liên tục, giống như thế Thường Sơn xà (một loại rắn sống tại núi Thường Sơn).
Tư Mã Hoàn Ôn lý giải giả sử trận pháp có phân chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, chính giữa và đuôi. Khi một khi phần nào bị tấn công, những phần còn lại sẽ lao tới cứu. Bởi chúng tuy độc lập nhưng lại có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây chính là sự tinh tế, biến hóa kỳ diệu của trận pháp này.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.