Cầu Chương Dương là một trong 7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô Hà Nội. Mới đây, Ban duy tu thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiến nghị sửa chữa cầu Chương Dương nhằm kéo dài thời gian sử dụng cầu và bảo đảm an toàn giao thông.Ngày 22/9/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 243/CT về việc phê chuẩn thay đổi nhiệm vụ xây dựng cầu treo qua sông Hồng thành cầu dầm cứng vĩnh cửu. Ảnh: Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia.Cầu do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế cầu lớn hầm thuộc Viện Thiết kế Bộ Giao - Thông Vận tải thiết kế. Thầu xây lắp là Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông I, Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng cầu Thăng Long. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông - Vận tải.Được xây dựng từ 1983, hoàn thành vào năm 1986, cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên với trung tâm thủ đô Hà Nội. Cầu Chương Dương được xem là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi các kỹ sư người Việt Nam. Ảnh TTXVN.Cây cầu có chiều dài 1.230m, gồm 21 nhịp, chia làm 4 làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5m. Ảnh: Bộ trưởng Bộ GTVT Đồng Sỹ Nguyên xiết bulông tượng trưng tại Lễ nối liền dầm cầu Chương Dương (Hà Nội), ngày 17/2/1985 - Ảnh: TTXVNTrong quá trình thi công cầu Chương Dương, đội ngũ kỹ sư Việt Nam áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, giải pháp kỹ thuật mới và tái sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long.Bên cạnh cầu Chương Dương, Hà Nội còn 6 cây cầu huyết mạch khác. Trong số này có cầu Nhật Tân. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội được hoàn thành vào tháng 1/2015. Cầu có tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900m, phần chính cầu dài 1.500m, 6 nhịp dây văng và 5 trụ tháp hình thoi.Được hoàn thành vào năm 2014, cầu Đông Trù là một cây cầu huyết mạch ở Thủ đô. Cây cầu có chiều dài 1,1 km bắc qua sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Đông Anh. Mặt cắt của cầu rộng 55m với 8 làn xe.Cầu Thăng Long được xem là công trình tượng trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Được xây dựng từ 1974 - 1985, cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng với chiều dài 3.250m. Cầu gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Ảnh: VOV.Vào năm 2007, cầu Thanh Trì chính thức thông xe và đi vào sử dụng. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam. Thêm nữa, cầu Thanh Trì là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cây cầu này có 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối liền quận Long Biên và Hai Bà Trưng đi vào hoạt động kể từ năm 2010. Tuyến chính của cầu dài 5.800m, phần vượt sông dài 3.700m.Người Pháp xây dựng cầu Long Biên từ năm 1898 - 1902. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu có chiều dài 2.290m qua sông và 896m đường dẫn. Cầu được thiết kế đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Mời độc giả xem video: Thêm một vụ người trẻ tuổi tự tử trên cầu Chương Dương. Nguồn: VTC14
Cầu Chương Dương là một trong 7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô Hà Nội. Mới đây, Ban duy tu thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiến nghị sửa chữa cầu Chương Dương nhằm kéo dài thời gian sử dụng cầu và bảo đảm an toàn giao thông.
Ngày 22/9/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 243/CT về việc phê chuẩn thay đổi nhiệm vụ xây dựng cầu treo qua sông Hồng thành cầu dầm cứng vĩnh cửu. Ảnh: Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
Cầu do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế cầu lớn hầm thuộc Viện Thiết kế Bộ Giao - Thông Vận tải thiết kế. Thầu xây lắp là Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông I, Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng cầu Thăng Long. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông - Vận tải.
Được xây dựng từ 1983, hoàn thành vào năm 1986, cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên với trung tâm thủ đô Hà Nội. Cầu Chương Dương được xem là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi các kỹ sư người Việt Nam. Ảnh TTXVN.
Cây cầu có chiều dài 1.230m, gồm 21 nhịp, chia làm 4 làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5m. Ảnh: Bộ trưởng Bộ GTVT Đồng Sỹ Nguyên xiết bulông tượng trưng tại Lễ nối liền dầm cầu Chương Dương (Hà Nội), ngày 17/2/1985 - Ảnh: TTXVN
Trong quá trình thi công cầu Chương Dương, đội ngũ kỹ sư Việt Nam áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, giải pháp kỹ thuật mới và tái sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long.
Bên cạnh cầu Chương Dương, Hà Nội còn 6 cây cầu huyết mạch khác. Trong số này có cầu Nhật Tân. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội được hoàn thành vào tháng 1/2015. Cầu có tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900m, phần chính cầu dài 1.500m, 6 nhịp dây văng và 5 trụ tháp hình thoi.
Được hoàn thành vào năm 2014, cầu Đông Trù là một cây cầu huyết mạch ở Thủ đô. Cây cầu có chiều dài 1,1 km bắc qua sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Đông Anh. Mặt cắt của cầu rộng 55m với 8 làn xe.
Cầu Thăng Long được xem là công trình tượng trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Được xây dựng từ 1974 - 1985, cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng với chiều dài 3.250m. Cầu gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Ảnh: VOV.
Vào năm 2007, cầu Thanh Trì chính thức thông xe và đi vào sử dụng. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam. Thêm nữa, cầu Thanh Trì là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cây cầu này có 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối liền quận Long Biên và Hai Bà Trưng đi vào hoạt động kể từ năm 2010. Tuyến chính của cầu dài 5.800m, phần vượt sông dài 3.700m.
Người Pháp xây dựng cầu Long Biên từ năm 1898 - 1902. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu có chiều dài 2.290m qua sông và 896m đường dẫn. Cầu được thiết kế đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Mời độc giả xem video: Thêm một vụ người trẻ tuổi tự tử trên cầu Chương Dương. Nguồn: VTC14