Nằm ở đền Đậu An (Tiên Lữ, Hưng Yên), tháp Đậu An là một tòa tháp đất nung cổ xưa hiếm hoi, mang những giá trị đặc biệt về nghệ thuật còn được lưu giữ ở Việt Nam. Một bản sao tỉ lệ 1:1 của tháp hiện được đặt tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội (ảnh).Theo các nhà nghiên cứu, tháp Đậu An có thể đã được xây vào thời Lý – Trần và tu sửa lớn vào thời Mạc – Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-17). Do đền Đậu An là một ngôi đền theo đạo Lão, kiến trúc tháp Đậu An mang nhiều nét đặc trưng của tín ngưỡng này.Về tổng quan tháp có 9 tầng nên được còn gọi là tháp Cửu trùng - tượng trưng cho 9 tầng mây trong thế giới quan của đạo Lão. Tháp có chiều cao 4,5 mét, đáy tháp có chu vi khoảng 8 mét.Tháp dựng bằng gạch, sử dụng kết cấu mộng theo lối cổ và keo kết dính tạo thành một khối thống nhất, vững chắc. Phần đế tháp kiểu chân quỳ dạ cá. Thân bệ được lắp ghép bằng các viên gạch hình vuông.Các tầng tháp có mái được tạo hình mô phỏng ngói lợp thời xưa, bốn góc tạo hình cong mũi hài mềm mại.Mỗi tầng đều trổ cửa nhìn ra bốn phía theo lối cửa cuốn tò vò.Càng lên cao, các tầng càng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình hồ lô, biểu tượng cho sự sinh thành của trời đất trong đạo Lão.Nét đặc sắc nhất của tháp Đậu An là những họa tiết trang trí kiến trúc rất phong phú, đa dạng, xuất hiện dày đặc trên bề mặt của mỗi tầng tháp.Có thể bắt gặp ở đây các hình tượng thánh thần, linh vật trong truyền thuyết, loài vật có thật, cảnh sinh hoạt, các loại hoa lá...Hệ thống hình tượng này thể hiện sự hòa trộn giữa đạo Phật và đạo Lão, giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm Pa... trong chỉnh thể là tòa tháp của một ngôi đền theo đạo Lão của người Việt.Tích xưa truyền rằng, tháp Cửu trùng là gạch nối giữa trời và đất, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế và các đấng thần tiên giáng trần vào ngày hội đền.Đền Đậu An là một trong số ít đền chùa cổ ở Việt Nam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế - vị thần tối cao trong đạo Lão. Theo thần tích còn lưu giữ, vào thuở xa xưa Thiên tiên, Địa tiên đã mở cổng trời xuống hướng dẫn nhân dân khai phá vùng sình lầy, săn bắn, hái lượm và trồng lúa nước.Ngoài ra còn có Ngũ lão tiên ông huy động dân làng khai hoang, diệt trừ thú dữ và dựng Thụy Ứng quán thờ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Đền Đậu An được chính thức ghi vào lịch sử với tên gọi đầu tiên là Thụy Ứng quán. Sau này, Thụy Ứng quán được xây dựng mở rộng trở thành quần thể di tích mang tên gọi đền Đậu An như ngày nay...
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1.
Nằm ở đền Đậu An (Tiên Lữ, Hưng Yên), tháp Đậu An là một tòa tháp đất nung cổ xưa hiếm hoi, mang những giá trị đặc biệt về nghệ thuật còn được lưu giữ ở Việt Nam. Một bản sao tỉ lệ 1:1 của tháp hiện được đặt tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội (ảnh).
Theo các nhà nghiên cứu, tháp Đậu An có thể đã được xây vào thời Lý – Trần và tu sửa lớn vào thời Mạc – Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-17). Do đền Đậu An là một ngôi đền theo đạo Lão, kiến trúc tháp Đậu An mang nhiều nét đặc trưng của tín ngưỡng này.
Về tổng quan tháp có 9 tầng nên được còn gọi là tháp Cửu trùng - tượng trưng cho 9 tầng mây trong thế giới quan của đạo Lão. Tháp có chiều cao 4,5 mét, đáy tháp có chu vi khoảng 8 mét.
Tháp dựng bằng gạch, sử dụng kết cấu mộng theo lối cổ và keo kết dính tạo thành một khối thống nhất, vững chắc. Phần đế tháp kiểu chân quỳ dạ cá. Thân bệ được lắp ghép bằng các viên gạch hình vuông.
Các tầng tháp có mái được tạo hình mô phỏng ngói lợp thời xưa, bốn góc tạo hình cong mũi hài mềm mại.
Mỗi tầng đều trổ cửa nhìn ra bốn phía theo lối cửa cuốn tò vò.
Càng lên cao, các tầng càng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình hồ lô, biểu tượng cho sự sinh thành của trời đất trong đạo Lão.
Nét đặc sắc nhất của tháp Đậu An là những họa tiết trang trí kiến trúc rất phong phú, đa dạng, xuất hiện dày đặc trên bề mặt của mỗi tầng tháp.
Có thể bắt gặp ở đây các hình tượng thánh thần, linh vật trong truyền thuyết, loài vật có thật, cảnh sinh hoạt, các loại hoa lá...
Hệ thống hình tượng này thể hiện sự hòa trộn giữa đạo Phật và đạo Lão, giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm Pa... trong chỉnh thể là tòa tháp của một ngôi đền theo đạo Lão của người Việt.
Tích xưa truyền rằng, tháp Cửu trùng là gạch nối giữa trời và đất, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế và các đấng thần tiên giáng trần vào ngày hội đền.
Đền Đậu An là một trong số ít đền chùa cổ ở Việt Nam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế - vị thần tối cao trong đạo Lão. Theo thần tích còn lưu giữ, vào thuở xa xưa Thiên tiên, Địa tiên đã mở cổng trời xuống hướng dẫn nhân dân khai phá vùng sình lầy, săn bắn, hái lượm và trồng lúa nước.
Ngoài ra còn có Ngũ lão tiên ông huy động dân làng khai hoang, diệt trừ thú dữ và dựng Thụy Ứng quán thờ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đền Đậu An được chính thức ghi vào lịch sử với tên gọi đầu tiên là Thụy Ứng quán. Sau này, Thụy Ứng quán được xây dựng mở rộng trở thành quần thể di tích mang tên gọi đền Đậu An như ngày nay...
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1.